Tại sao thịt siêu nạc lại độc?

(Dân trí) - Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

 

Tại sao thịt siêu nạc lại độc?


Dùng thuốc trị bệnh quá liều để có lợn siêu nạc

 

β-agonists là nhóm các hoóc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines (Adrenaline, Noradrenaline và Dopamine), có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose.

 

Các hoóc-môn β-agonists chia làm 3 nhóm:

- Nhóm β-agonists có tác dụng ngắn (Short acting β2-agonist-SABS), thường dùng là Salbutamol, Terbutaline. Được dùng để cắt cơn hen ở người, nhất là trong cấp cứu (dùng SABS dạng hít).         

- Nhóm β-agonists có tác dụng lâu dài (Long acting β2-agonist-LABS), thường dùng là Clenbuterol, Formoterol, Salmeterol. Dùng để cắt cơn hen về đêm và phòng các cơn hen tiếp theo ở người. Trong Thú y, chỉ được phép dùng Clebuterol để điều trị bệnh viêm phế quản ở ngựa, bê và trong bệnh sản khoa của bò cái.

- Nhóm β-agonists kết hợp gồm có Budesonide, Fluticasone, Inratropium…         

 

Bên cạch các tác dụng trên, β-agonists được chứng minh là chất chuyển đổi khá hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc (lợn, cừu) và gia cầm, khi đó người ta phải dùng õ-agonists gấp 5-10 lần điều trị. Đây chính là lý do của việc sử dụng trái phép õ-agonists trong thức ăn chăn nuôi (đặc biệt là chăn nuôi lợn) dẫn đến việc tồn dư các chất này trong sản phẩm động vật.

 

Việc sử dụng các loại β-agonists bổ sung trong thức ăn gia súc để làm tăng tủy lệ thịt nạc, giảm mỡ, làm thịt nạc có màu đỏ và đẹp hơn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Trong các loại β-agonist sử dụng trái phép trong chăn nuôi thì  phổ biến hơn cả là Salbutamol.

 

Thịt siêu nạc do hóa chất gây hại như thế nào?

 

Các ảnh hưởng không mong muốn của hoóc môn β-agonist là làm tim đập nhanh, rung cơ, hồi hộp lo lắng, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư hoóc-môn õ-agonist, sẽ bị ngộ độc, có các triệu chứng trên, nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.         

 

Vệc sử dụng các loại hoóc môn nói chung và β-agonists nói riêng trong thức ăn chăn nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng, nên phải được ngăn chặn.

 

Để tránh mua phải thị lợn có có chứa Salbutamol, các chuyên gia Thái Lan khuyến cáo người tiêu dùng không nên lựa chọn thịt của những con lợn có ít hoặc hầu nhưng không có mỡ, và tránh chọn những miếng thị nạc nguyên có màu đỏ hơn bình thường.

 

Chu Đình Tới