Tại sao không nên uống nước ngay sau khi ăn?
(Dân trí) - Uống nhiều nước ngay sau khi ăn là một thói quen sai lầm, và có thể gây ra những nguy cơ cho sức khỏe. Chỉ nên uống nước một lúc trước bữa ăn chính và không uống quá nhiều sau khi ăn.
Trong hệ thống tiêu hóa, dạ dày tiết ra các chất dịch tiêu hóa. Chất dịch này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, khi có nhiều nước đi vào dạ dày sau khi ăn, chức năng của chất dịch này sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra nếu bạn uống nhiều nước sau khi ăn:
1. Căng dạ dày
Nước đi vào dạ dày sau khi ăn sẽ tạo ra quá nhiều khí và diễn ra trong một thời gian nhanh. Kết quả là, dạ dày bị căng tức và khó chịu.
2. Các vấn đề về tiêu hóa
Nước thừa sẽ khiến thức ăn đã tiêu hóa khó đi qua đại tràng. Hậu quả là làm tăng nguy cơ táo bón, đầy hơi...
3. Đường huyết tăng
Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn do ảnh hưởng của nước làm tăng chỉ số đường huyết. Sự tăng vọt đường huyết diễn ra khá nhanh đi kèm với thức ăn không được tiêu hóa hết.
4. Dư thừa a xít
Uống nước sau bữa ăn khiến axít dạ dày bị pha loãng, làm gia tăng a xít dạ dày. Người ta lo ngại rằng tình trạng này sau đó có thể dẫn đến trào ngược a xít.
Thời gian uống nước ít nhất là nửa giờ trước khi ăn. Nếu bạn muốn uống sau bữa ăn, hãy đợi chừng nửa tiếng sau. Những thói quen như vậy sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn.
Cẩm Tú
Theo AHC