Tái phát sỏi mật sau mổ - làm sao để hóa giải nỗi lo?

(Dân trí) - Sau phẫu thuật lấy sỏi, nhiều người nghĩ rằng đã hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng thực tế có đến 50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau 3-5 năm điều trị. Với sỏi bùn mật, bệnh có thể tái phát sỏi sau vài tháng.

Tái phát sỏi mật sau mổ - làm sao để hóa giải nỗi lo? - 1
Phẫu thuật không có nghĩa là khỏi bệnh hoàn toàn vì sỏi mật có thể tái phát sau điều trị

Tại sao đã mổ rồi nhưng sỏi mật vẫn xuất hiện?

Nguyên nhân gây sỏi mật không chỉ có một mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm: mất cân đối các thành phần có trong dịch mật, vận động đường mật kém, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, dị dạng đường mật (teo đường mật, nang đường mật) hoặc do yếu tố cơ địa.

Mổ lấy sỏi hay phẫu thuật cắt túi mật giúp loại được phần lớn những viên sỏi hiện hữu chứ không loại bỏ được nguyên nhân sinh sỏi, nhất là với các trường hợp bị sỏi mật do yếu tố cơ địa rất khó tác động. Mặt khác, sót sỏi hoặc không lấy được hết sỏi, sẹo và các tổn thương do đụng dập trong lần phẫu thuật trước cũng dễ gây ra ứ đọng dịch mật, bùn mật, tạo cơ hội hình thành sỏi mới. Điều này khá phổ biến với bệnh sỏi đường mật trong gan, ống mật chủ. Đây là những lý do khiến cho sỏi mật khó điều trị và dễ tái phát.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như: sử dụng các thuốc nội tiết tố, thuốc giảm mỡ máu, giun chui ống mật, hoặc mắc tiểu đường, gan nhiễm mỡ cũng là điều kiện thuận lợi cho sỏi mật tái phát.

Dấu hiệu nhận biết sỏi mật tái phát

Sự xuất hiện của những viên sỏi trong túi mật, ống mật chủ không rầm rộ (trừ sỏi gan) nên người bệnh thường không chú ý cho tới khi sỏi gây biến chứng. Nhưng, các bác sỹ dễ dàng chẩn đoán sỏi mật bằng siêu âm kết hợp với thăm khám. Một số trường hợp sỏi sắc tố, hoặc sỏi trong gan có thể cần đến các phương pháp chụp cản quang hoặc chụp cắt lớp.

Với những người đã từng mắc sỏi mật, có thể dễ dàng nhận diện sỏi tái phát thông qua các triệu chứng như:

  • Đầy bụng, khó tiêu sau bữa ăn nhiều dầu mỡ
  • Hay bị buồn nôn, lợm giọng
  • Đau tức hạ sườn phải, có thể kèm theo cảm giác khó chịu ở bụng dưới.
  • Thường xuyên bị táo bón và hay bị mẩn ngứa da
Tái phát sỏi mật sau mổ - làm sao để hóa giải nỗi lo? - 2
Nhiều trường hợp sỏi mật tái phát phải mổ lại vừa tốn kém, vừa khó khăn trong điều trị

Cách phòng ngừa tái phát sỏi

Để hạn chế tái phát sỏi mật, người bệnh cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh thông qua chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh kết hợp với dùng các sản hỗ trợ có khả năng ngăn chặn hình thành sỏi.

Duy trì chế độ ăn giảm cholesterol và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

Rối loạn chuyển hóa cholesterol và thực phẩm nhiễm khuẩn là những yếu tố nguy cơ gây tái phát sỏi mật. Vì thế, sau điều trị bạn cần:

  • Giảm thức ăn có nhiều hàm lượng cholesterol cao như: phủ tạng động vật (óc, tim, gan, lòng, bầu dục...), lòng đỏ trứng hoặc các loại sữa béo... để cơ thể không gây ra sự dư thừa cholesterol tạo sỏi. Giảm ăn chất béo nhưng không có nghĩa là kiêng hoàn toàn, tốt nhất nên chuyển sang ăn các chất béo tốt như dầu thực vật, cá béo, quả bơ để vừa kích thích gan tiết dịch mật, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu uống sữa nên dùng sữa ít béo hoặc sữa đậu nành thay cho sữa nguyên kem, bơ sữa.
  • Tăng lượng đạm (protein) từ cá, các loại đậu đỗ, thịt trắng (thịt da cầm bỏ da) thay cho thịt dỏ nhằm tăng năng lượng cho gan hoạt động, chống thoái hóa gan.
  • Ăn nhiều rau xanh, chất xơ rất tốt để dự phòng sỏi mật. Ăn nhiều rau xanh không chỉ giúp tốt cho tiêu hóa mà còn giúp giảm hấp thu chất béo tại ruột nên rất có lợi để dự phòng tái phát sỏi mật.
  • Ăn chín uống sôi: Không nên ăn đồ tái, thịt, hải sản sống hay ăn rau sống vì dễ nhiễm trứng giun, ấu trùng sán. Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do giun sán.
Tái phát sỏi mật sau mổ - làm sao để hóa giải nỗi lo? - 3
Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ trong phòng ngừa tái phát sỏi mật

Sự cần thiết của việc tập thể dục thường xuyên, đều đặn

Vận động thường xuyên sẽ làm tăng hoạt động cơ, tăng nhu động mật, giảm ứ trệ dịch mật, nhờ đó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ tái phát sỏi. Vì thế hãy cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Sử dụng 8 thảo dược quý ngừa tái phát sỏi mật

8 thảo dược quý: Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác, Hoàng bá, Sài hồ là sự phát huy những tinh hoa của y học cổ truyền để đem đến một giải pháp toàn diện nhất, mang lại tác động đồng bộ lên hệ thống gan mật, giúp: tăng cường chức năng gan để tăng chất lượng dịch mật, từ đó ngăn ngừa sỏi phát triển; thứ 2 là tăng vận động đường mật để bào mòn sỏi dễ hơn; thứ 3 là kháng khuẩn, kháng viêm.

Có thể nói 8 thảo dược quý này cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp phòng tái phát sỏi sau mổ mà người bệnh nên lựa chọn.

Tái phát sỏi mật sau mổ - làm sao để hóa giải nỗi lo? - 4
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM ĐỞM KHANG, với thành phần chính là 8 thảo dược quí - sử dụng phù hợp để hỗ trợ ngừa tái phát sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - dùng cho người sỏi mật

Với 8 thảo dược quý, Kim Đởm Khang sử dụng thích hợp cho người:

  • Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật
  • Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Viêm đường mật, viêm túi mật
  • Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Kim Đởm Khang ra thị trường:

Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.