Sống ở tầng cao nhanh già hơn ở tầng thấp?
Đây là một ý kiến khiến không ít người sống trong các chung cư cao tầng lo lắng!
Độ cao của nhà cao tầng hiện nay không gây ảnh hưởng rõ tới sự lão hóa của con người (Ảnh minh họa)
Do không khí loãng hơn
TS Nguyễn Xuân Chánh, nguyên viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, về nguyên lý, sống ở trên cao có nguy cơ già hơn.
BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế cho rằng, không khí trên cao sẽ loãng hơn dưới thấp, buộc cơ thể phải hoạt động nhiều hơn.
Khi đó các tế bào sẽ lão hóa nhanh hơn, vì thế có thể nó làm cho con người già nhanh hơn. Càng lên cao, con người càng ở gần và chịu tác động mạnh hơn của các tia phóng xạ từ Mặt Trời cũng sẽ làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Bản thân các hành tinh khác cũng phát ra dòng điện mang tính từ trường có lực hấp dẫn, làm con người già nhanh hơn. Một số yếu tố khác tác động như khí độc, mưa axit... cũng tập trung ở khu vực trên cao.
Càng trên cao, thời gian càng trôi nhanh hơn
Tuy nhiên, bạn đọc cũng không nên quá lo lắng vì theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, khoảng cách của tầng trên, tầng dưới không xa tới mức để có thể tạo ra sự “nhanh, chậm” trong quá trình lão hóa của con người.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam cũng giải thích, việc “nhanh, chậm” này không đáng kể. Vận dụng lý thuyết sống càng xa Trái đất, thời gian trôi càng nhanh để lý giải việc con người sống ở tầng trên chóng già hơn ở tầng dưới không khả thi cho lắm vì khoảng cách giữa tầng trên cao (dù là cao chót vót trên mấy chục tầng) so với các tầng dưới vẫn là quá gần.
Theo Khoa học đời sống