Sắp có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết

(Dân trí) - Các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết của công ty Sanofi Pasteur bước đầu cho kết quả khả quan, dự kiến năm 2016 sẽ đưa vào sử dụng. Ngành Y tế kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng bệnh, tiến tới thanh toán dịch sốt xuất huyết.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí giới thiệu hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6) PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế Dự phòng ( Bộ y tế) cho biết, đến ngày 10/6, cảc có 10.217 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

Bên cạnh ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân còn chưa cao, sự chỉ đạo của các ban ngành liên quan chưa triệt để thì sự biến đổi khí hậu với những tác động có liên quan đến thời tiết đang là yếu tố chính khiến sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Khác với các tỉnh phía Bắc sốt xuất huyết chỉ xảy ra vào thời điểm mùa thu, khu vực phía Nam bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nên công tác phòng chống đang gặp không ít khó khăn.

Bệnh sốt xuất huyết tấn công mọi lứa tuổi
Bệnh sốt xuất huyết tấn công mọi lứa tuổi

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến ngày càng khó lường hơn nhiều giải pháp can thiệp đã được ngành Y tế và các đơn vị liên quan triển khai trong đó có hai phương án trọng tâm là nuôi muỗi để diệt muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp nuôi muỗi Aedes aegypty được cấy tác nhân sinh học Wolbachia để diệt muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết chưa mang lại kết quả.

PGS.TS Trần Đắc Phu thừa nhận, sau khi thả thử nghiệm đàn muỗi được cấy tác nhân sinh học Wolbachia tại tỉnh Khánh Hòa thì phần lớn muỗi được nuôi cấy đã bị muỗi địa phương tiêu diệt. Ngành Y tế đang tìm giải pháp thay thế bằng loài muỗi mới với hy vọng sẽ không còn bị muỗi địa phương tiêu diệt như trước.

Tương lai của việc phòng chống hiệu quả và tiến tới dập dịch sốt xuất huyết đang được kỳ vọng vào dự án thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh. Bà Võ Thị Hồng Phưng, Tng văn phòng đại diện Công ty Sanofi Pasteur tại TPHCM, cho biết: “Trong tháng 4.2014, đơn v đã thực hiện thống kê sơ bộ những nghiên thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực châu Á, bước đầu cho thấy kết quả thử nghiệm đã giảm được 56% số ca sốt xuất huyết sau khi tiêm ngừa vắc-xin”.

“Tuy nhiên, hiện vắc xin này vẫn đang phân tích số liệu chi tiết và tiếp tục nghiên cứu ở khu vực châu Mỹ La tinh. Căn cứ những kết quả trên, nếu mọi việc tốt đẹp thì dự kiến vào năm 2016 Việt Nam và các nước trên thế giới sẽ có vắc xin phòng sốt xuất huyết”, bà Phượng cho biết thêm.

Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng
Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng

Tuy nhiên, ngay cả khi những giải pháp khả thi được thực hiện thì việc phòng bệnh vẫn là yếu tố tiên quyết, để hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết, ngành Y tế khuyến cáo người dân: Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây từ người sang người qua vật trung gian là muỗi gây bệnh. Loài muỗi này chỉ sinh sống ở chỗ nước trong vì thế cần kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước; thường xuyên thau rửa đậy kín các nắp lu, vại bể chứa nước, thả cá để diệt lăng quăng.

Thường xuyên thay nước bình bông (lọ hoa) thay muối hoặc Abate vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh; loại bỏ các vật liệu phế thải, hố nước tự nhiên; lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng đến để không cho muỗi đẻ trứng; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; người dân cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch; khi có dấu hiệu bị sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.  
 
Vân Sơn