1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Quyết định sinh tử cứu sống cặp song sinh mắc hội chứng gây tử vong thai nhi gần như 100%

Ở tuần thai thứ 18, khi phát hiện cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai, thai phụ cũng là một bác sĩ chuyên khoa sản òa khóc. Bởi mắc hội chứng này trước tuần thai thứ 20, tỉ lệ tử vong thai nhi gần như 100%...

“Hội chứng Truyền máu song thai không có triệu chứng rõ rệt, khi thai phụ cảm thấy tức bụng là đã ở vào giai đoạn cuối rồi, khả năng thai nhi tử vong trong bụng mẹ rất cao. Vì thế, thai phụ mang song thai cần được thăm khám thường xuyên ở các cơ sở có đầy đủ phương tiện chẩn đoán hiện đại để phát hiện và xử lý kịp thời, tránh được các rủi ro cho em bé.”, BS Hiền Lê - Trưởng khoa Phụ sản, BV Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cho biết.

ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cho biết, thai phụ Hồ Thị Huyền Trang (28 tuổi, Nghệ An) nhập viện Tâm Anh hôm 21/3 ở tuần thai thứ 18-19 trong tình trạng song thai đang nguy kịch, một bé gần như cạn ối hoàn toàn, một bé đa ối và suy tim.

Thai phụ được chẩn đoán hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp và nhau bám màng mặt trước tiên lượng xấu, tính mạng thai nhi tính theo giờ, theo ngày, phải mổ cấp cứu càng nhanh càng tốt.

BS Hiền Lê cho biết, truyền máu song thai là một biến chứng nguy hiểm của song thai cùng trứng, chung bánh nhau nhưng khác túi ối. Đây là hội chứng rất hiếm gặp, chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/10.000 trên các bà mẹ mang song thai. Hầu hết các trường hợp này đều sinh non, ngay cả khi được phát hiện và can thiệp thì khả năng tử vong thai nhi và tử vong sơ sinh rất cao (40-60%).

Nếu hội chứng truyền máu song thai xuất hiện trước tuần 20 của thai kỳ, thai nhi tử vong gần như 100%, mức độ nặng xảy ra trước tuần 16 sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ. Nếu hội chứng xuất hiện trước tuần thứ 26 thì khả năng gây tử vong cho thai nhi đến 80-90% hoặc gây nên các tổn thương thần kinh, di chứng não nặng nề...

“Trong cuộc đời làm nghề, tôi từng chứng kiến rất nhiều thai phụ bị hội chứng truyền máu song thai nhưng bất lực, đau đớn nhìn thai phụ mất con mà không thể cứu. Trước quyết định can thiệp này, tôi biết có nhiều rủi ro, rất khó khăn bởi tính chất phức tạp vì bánh nhau bám mặt trước, một bé dây nhau bám màng, bé còn lại nhau bám mép lệch tâm nên nếu phẫu thuật sẽ vô cùng khó khăn vì không có lối đi vào để xử lý. Nhưng nếu không can thiệp, cặp song sinh tử vong gần như 100% và còn nguy kịch cho cả tính mạng của mẹ.

BS Hiền Lê - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (trái) đang phẫu thuật laser cắt đứt các mạch máu thông nối hai thai nhi trong buồng tử cung thai phụ.
BS Hiền Lê - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (trái) đang phẫu thuật laser cắt đứt các mạch máu thông nối hai thai nhi trong buồng tử cung thai phụ.

Đặc biệt, khả năng thành công của ca phẫu thuật can thiệp thai nhi nhau bám mặt trước rất là hy hữu. Nhưng trước sự quyết tâm của bệnh nhân và sự hỗ trợ của các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại đã tiếp thêm động lực cho tôi trong phút giây đưa ra quyết định sinh tử, can thiệp phẫu thuật nội soi để cứu cặp song sinh”, Bác sĩ Hiền Lê – người trực tiếp phẫu thuật chia sẻ.

Với ca bệnh này, chỉ có một con đường duy nhất là phẫu thuật nội soi trong buồng tử cung bằng phương pháp Phẫu thuật nội soi thai nhi (hoặc là Phẫu thuật laser) để đốt các mạch máu nối giữa hai thai nhi khi có chung một bánh nhau.

Mổ "trong bụng mẹ" cứu cặp song sinh

Ca can thiệp nội soi cho thai phụ được thực hiện ngay trong ngày 21/3 là ca đầu tiên can thiệp chữa truyền máu song thai do các bác sĩ Việt Nam thực hiện.

BS Hiền Lê cho biết, phương pháp phẫu thuật này đòi hỏi phải có phương tiện máy móc hiện đại và chuyên dụng để len lỏi vào tận ngóc ngách trong buồng tử cung mà tránh gây tổn thương cho thai nhi. "Vì thế, trước đây, những ca bệnh hiếm gặp này chỉ có thể được tiến hành ở nước ngoài hoặc mời một chuyên gia nước ngoài về thực hiện tại Việt Nam, và đây là lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam độc lập thực hiện và thành công với phương pháp phẫu thuật khó khăn này”, BS Hiền Lê cho biết.

Là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đầu tư máy Multibeam (Đức), để áp dụng cho kỹ thuật điều trị hội chứng truyền máu song thai cùng việc quy tụ các chuyên gia đầu ngành sản khoa với sự dẫn dắt của ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê - một trong những bác sĩ người Việt đầu tiên được đào tạo chính quy về kỹ thuật này tại Pháp, BV Đa khoaTâm Anh (Hà Nội) đã lập kỳ tích khi lần đầu tiên ekip bác sĩ Việt phẫu thuật thành công ca bệnh vô cùng phức tạp bằng phương pháp nội soi laser trong buồng tử cung.

Những giây phút đầu tiên của ca mổ, cả ekip căng như dây đàn. Chỉ một sơ sót nhỏ thôi, có thể mất cả người mẹ và 2 thai nhi. Khó ở chỗ, các thao tác phẫu thuật nội soi thai nhi khi nhau bám mặt trước chẳng khác gì bác sĩ phải ngửa mặt lên trần nhà mà mổ, như lời BS Hiền Lê ví von.

Chị Huyền Trang chia sẻ: “Tôi cũng là một bác sĩ sản khoa, nên khi nghe BS thông báo về tình trạng truyền máu song sinh, tôi hiểu được nguy cơ, òa khóc và chỉ biết cầu nguyện. Nếu can thiệp bánh nhau mặt sau đơn giản hơn, camera vào thì có thể nhìn thấy các mạch máu ở mặt trước. Còn trường hợp của tôi nhau bám mặt trước khi camera vào chỉ nhìn được mặt trên với các mạch máu chằng chịt nên bác sĩ siêu âm phải có chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm mới xử lý được”.

BS Hiền Lê, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) siêu âm kiểm tra thai nhi sau ca phẫu thuật.
BS Hiền Lê, Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) siêu âm kiểm tra thai nhi sau ca phẫu thuật.

Nữ bệnh nhân cũng chia sẻ thêm, động lực cứu con, niềm tin vào bác sĩ bởi chị chính là học trò của BS Hiền Lê, biết BS rất giỏi trong lĩnh vực quản lý song thai nên vợ chồng chị đặt hết niềm tin vào cô và các bác sĩ BV ĐK Tâm Anh, Hà Nội.

“Sau khi đốt được tương đối các mạch máu, cả ekip mổ ôm nhau mừng rỡ, tôi cũng sung sướng rơi nước mắt… vì con mình đã được cứu”, chị Trang xúc động chia sẻ.

Đến nay, sau 7 ngày can thiệp nội soi, 3 mẹ con đã qua cơn nguy kịch, thai nhi phát triển bình thường. "Tôi không thể tin được 3 mẹ con đã thoát khỏi nguy kịch, nhờ quyết định táo bạo của bác sĩ", chị Trang nói.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội

108 Hoàng Như Tiếp, Quận Long Biên, Hà Nội

Hotline: 18006858

Website: https://tamanhhospital.vn/​

Xuân Lê

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm