Phòng tái phát viêm xoang: Cần kiên trì và điều trị đúng cách

(Dân trí) - Trong gần 3 tiếng đồng hồ, gần 100 câu hỏi liên quan đến bệnh viêm xoang đã được PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, PGS. TS Lê Lương Đống và MC Tuấn Tú nhiệt tình giải đáp, tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/71/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp; Theo dõi buổi giao lưu tại đây</b></a>

Viêm xoang: Khỏi bệnh nếu kiên trì và điều trị đúng

PTBT Báo Dân trí Nguyễn Lương Phán (thứ 2 từ phải sang) tặng hoa tới các khách mời tham gia trực tuyến sáng nay 22/11.
   

Hơn 2.000 câu hỏi đã được gửi đến các chuyên gia và đại diện nhãn hàng Thông Xoang tán Nam Dược MC Tuấn Tú, người dẫn Chương trình “Chiếc nón kỳ diệu”trên VTV3. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng TƯ, PGS. TS Lê Lương Đống, Phó giám đốc học viện y dược học cổ truyền Việt Nam đã nhiệt tình giải đáp thắc mắc của độc giả.

 

Nội dung hỏi đáp chủ yếu  xoay quanh các vấn đề như điều trị bằng đông y, tây y hay kinh nghiệm cá nhân nào hiệu quả.

 

Về cách điều trị nói chung, PGS. TS Lê Lương Đống, Phó GĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam hướng dẫn: “Điều trị tại nhà, nhìn chung chúng ta có thể làm các biện pháp hỗ trợ cho công tác điều trị là chính như tạo môi trường tránh các dị kháng nguyên (lông súc vật, phấn hoa...), tránh ẩm thấp, nấm mốc...

 

Việc ngâm chân ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ rất quan trọng cho điều trị viêm xoang. Nước ngâm chân có thể pha thêm chút muối, ngâm 15-20 phút, lau khô chân sau đó đi tất ấm. Ngoài ra, nên tạo thói quen ngủ gối đầu hơi cao một chút.

 

Trong những đợt viêm cấp tính nên dùng kháng sinh tân dược. Khi đó, nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để chọn kháng sinh thích hợp.

 

Sau đó, khi ổn định cần lập tức dùng các loại thuốc y học cổ truyền củng cố. Tại nhà có thể xông một số loại tinh dầu như lá và hoa "cứt lợn", lá húng chanh, lá bạc hà... hoặc các lá thông dụng khác như lá chanh, lá bưởi, lá hương nhu. Có thể xông bằng cách vò lá và hít vào mũi.

 

Bạn cũng có thể tìm đến các thầy thuốc y học cổ truyền có uy tín để dùng thuốc. Lưu ý mỗi đợt điều trị phải từ 3-6 tháng là chuyện bình thường”.

 

Về các mẹo dân gian, như dùng hoa ngũ sắc (còn gọi là hoa “cứt lợn”), đốt bồ kết…, PGS.TS Nguyễn Lương đống cho rằng “Có thể xông hơi cây "cứt lợn" (cây ngũ sắc) vào đường thở hoặc xông hơi bằng lá trầu không cũng được..  Tuy nhiên, dù xông hơi hay nhỏ nước hoa ngũ sắc, tinh dầu cũng chỉ giúp đỡ viêm, đỡ dị ứng, tốt trong giai đoạn viêm mũi dị ứng xuất tiết và hỗ trợ trong viêm xoang” hay “Việc bạn dùng khói bồ kết trong nhà là phương pháp cổ truyền nhằm tẩy uế và thông khiếu. Ngày xưa, những nhà có điều kiện thường đốt trầm hương. Cũng có người cho rằng khói trầm hương, bồ kết có tác dụng diệt vi rút. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ thỉnh thoảng, còn bất cứ loại khói gì nếu phải chịu thường xuyên cũng là điều không tốt cho sức khỏe”.

 

Còn PGS. TS Nguyễn Thị Dinh thì chia sẻ 1 mẹo thông mũi hiệu quả là “mua 1 mớ lá xông cảm cúm (lá cúc tần, tre, bưởi, chanh, hương nhu, tía tô...) về đun sôi rồi trùm chăm xông như bị cảm cúm. Mỗi ngày làm 1 lần, hi vọng sẽ cải thiện được tình trạng viêm xoang”.

 

Tư vấn về cách điều trị tận gốc bệnh

Tư vấn về cách điều trị tận gốc bệnh, PGS.TS Nguyễn Thị Dinh khuyên: “Nếu bạn đã được chẩn đoán là viêm xoang thì cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Nhưng nếu bệnh tái phát nhiều lần thì thuốc kháng sinh cũng không trợ giúp được. Bạn có thể dùng thêm các biện pháp khác như điều trị đông y, châm cứu. Không nên dùng kháng sinh nhiều và kéo dài vì sẽ hại cho sức khỏe, đặc biệt sẽ gây tổn thương gan. Nếu muốn chữa tận gốc thì nên phẫu thuật nội soi mũi xoang, sau đó cần có bác sĩ chăm sóc sau phẫu thuật”.

 

Cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Lương Đống cho rằng: “Viêm xoang là một bệnh khó chữa. Với người bệnh, cần có một chiến lược chữa trị. Dùng bất cứ phương pháp nào cũng cần lâu dài với sự theo dõi của các thầy thuốc có kinh nghiệm. Về cơ bản, trong các đợt cấp tính có sốt với triệu chứng như sổ mũi, xì mũi có màu nên dùng thuốc tân dược, kháng sinh nhưng cần có sự chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa. Sau đợt cấp, nên điều trị củng cố nâng cao sức đề kháng thay đổi cơ địa dị ứng nhiễm trùng bằng y học cổ truyền”.

 

Về kinh nghiệm cá nhân, MC Tuấn Tú, đại diện của nhãn hàng Thông Xoang Tán chia sẻ: “Anh đã bị viêm xoang từ 10 năm nay, bắt đầu từ năm 18 tuổi. Anh nghe thấy em nói vì ảnh hưởng của căn bệnh đã khiến phải nằm nhà thì chắc là đã bị nặng. Do đó, em cần phải điều trị ngay, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Công việc của anh là phải đi lại nhiều, nói nhiều, trong trường quay thì hay bị lạnh, ra ngoài thời tiết lại thay đổi đột ngột, rồi đi quay phim thì khí hậu cũng là một vấn đề... tất cả đều đe dọa đến căn bệnh viêm xoang nên việc điều trị là cấp thiết và đòi hỏi phải thường xuyên có ý thức trong việc điều trị.

 

Anh nghĩ trong những ngày thay đổi thời tiết, em nên uống nhiều nước và vệ sinh sạch sẽ mũi và họng bằng nước muối và sau đó uống thông xoang tán. Biện pháp này nếu duy trì đều đặn trong vài tháng thì sẽ thấy đỡ hẳn, thậm chí là có thể không bị tái phát. Anh nghĩ là trước đây em đã từng dùng những biện pháp điều trị khác nhưng cũng đã bị tái phát. Bản thân anh thì cứ cách khoảng 6 tháng sử dụng lại. Hai năm nay, anh đã dùng như thế này thì thấy không bị lại.

 

Nếu em là người có gia đình thì sẽ nhờ bạn đời của mình nhắc nhở việc uống thuốc và vệ sinh hàng ngày, còn nếu chưa có gia đình thì phải nhờ bố mẹ. Như Tuấn Tú thì việc này đã nhờ vợ nên cũng đỡ hơn. Một điều nữa là nếu em đi ra ngoài thì nên đeo khẩu trang thì tránh khói bụi, từ đó xoang không có đất để hoạt động. Nếu em cần tư vấn trực tiếp thì có thể liên hệ theo số điện thoại: 043 995 3901 hoặc trang web: viemxoang.vn”.

 

Dưới đây là clip ghi lại một phần nhỏ của buổi tọa đàm diễn ra lúc 9h sáng ngày hôm nay:
 

Phương Trần