Phát hiện cơ chế "đốt cháy" chất béo sau bữa ăn của não bộ

(Dân trí) - Các nhà khoa học trường ĐH Monash (Australia ) vừa phát hiện ra một cơ chế "đốt cháy" chất béo sau bữa ăn của não bộ, mở ra hướng đi mới trong điều trị béo phì, “thủ phạm” của bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan và nhiều bệnh ung thư.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy cơ chế tạo mỡ nâu sẽ bật lên sau bữa ăn để “đốt cháy” mỡ và tắt vào giữa các bữa ăn để duy trì năng lượng dự trữ, mở ra hướng đi mới trong điều trị béo phì, “thủ phạm” của bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan và nhiều bệnh ung thư.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 1 cơ chế cơ bản trong luật chơi làm sao đảm bảo năng lượng tiêu hao sẽ “ăn khớp” với năng lượng nạp vào”, trưởng nhóm nghiên cứu, GS Tony Tiganis nói.

“Khi cơ chế này bị “lỗi”, bạn sẽ tăng cân. Điều thú vị là chúng ta có thể khôi phục cơ chế này và thậm chí còn thúc đẩy tiêu hao năng lượng nhiều hơn năng lượng nạp vào, giúp giảm cân ở những người béo phì”.

Phát hiện cơ chế "đốt cháy" chất béo sau bữa ăn của não bộ - 1

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện chụp não các con chuột và phát hiện cơ chế chuyển đổi chất béo năng lượng (mỡ trắng) sang chất béo tiêu hao năng lượng (mỡ nâu).

Mỡ được dự trữ trong những tế bào chuyên biệt được gọi là adipocytes, mà có thể chuyển từ màu trắng sang màu nâu (từ dạng tích trữ sang tiêu hao) và chúng có thể đổi vai trò như vậy trong suốt cả ngày.

Phát hiện cơ chế "đốt cháy" chất béo sau bữa ăn của não bộ - 2

Nghiên cứu được đăng tải trên Cell Metabolism ngày 2/8 cho thấy, sau ăn, não sẽ sẽ chịu trách nhiệm điều tiết insulin. Mức insulin tăng khi đường huyết tăng - thường diễn ra sau khi ăn - sẽ tác động tới não, khiến não bộ gửi tín hiệu để “nhuộm nâu” các chất béo thành năng lượng sử dụng.

Ngược lại, khi không ăn, não sẽ gửi tín hiệu đến các adipocytes để chuyển mỡ từ nâu sang trắng nhằm dự trữ năng lượng.

Cả 2 quá trình này đều có tác dụng ngăn thừa cân và giảm cân, giúp cơ thể duy trì cân nặng ổn định qua năm tháng.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng của não để nhận biết insulin và phối hợp trong thời gian ăn uống với năng lượng tiêu hao nhờ “nhuộm nâu” tế bào được kiểm soát bởi 1 “công tắc”.

“Công tắc” này sẽ bật lên, nhanh chóng ức chế sự đáp ứng với insulin. Sau khi ăn xong, công tắc này sẽ tắt đi để insulin được “khơi thông” giúp “đổi màu nâu” của mỡ để cơ thể có thể sử dụng năng lượng.

Khi ai đó bị béo phì, “công tắc” này luôn bật nên cơ thể không bao giờ tiêu tốn năng lượng hay đốt cháy chất béo.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện về cơ chế chuyển đổi này sẽ giúp họ phát triển phương pháp thúc đẩy tiêu hao mỡ thừa, giải quyết dịch béo phì đang lan khắp thế giới.

Nhân Hà