1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những điều thú vị chưa biết về quá trình nhai thức ăn

(Dân trí) - Dưới đây là những sự thật thú vị về một hành vi mang tính bản năng này:

  

800


800 - 1.400 lần/ngày

 

Chúng ta thường nghe rất nhiều lời khuyên rằng nên nhai 20 lần trước khi nuốt nhưng “Thực sự thì việc nhai bao nhiêu lần phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn”, TS Nick Read, chuyên gia về tiêu hoá, phụ trách về tư vấn y tế cho tổ chức từ thiện Mạng IBS, cho biết.

 

“Có những nghiên cứu cho rằng cần phải nhai 14 lần cho bất kỳ thực phẩm nào nhưng chúng ta thường dựa vào cảm giác của mình về độ nhuyễn của thực phẩm để nuốt”. Theo

TS Nick cho biết điều này phụ thuộc vào cách chế biến, nếu các món ăn đều mềm hơn nên không cần phải nhai quá lâu.

 

Tuy nhiên, với rau quả tươi và thịt thì cần phải được nhai kỹ hơn vì nếu không thì thức ăn sẽ không được hệ tiêu hoá hấp thu hoàn toàn.

 

Trung bình, chúng ta nhai 800 đến 1.400 lần một ngày.

 

Tín hiệu cho não

 

Nhai nghiền thức ăn thành các miếng nhỏ chính là giúp tăng bề mặt tiếp xúc của thực phẩm với các enzyme tiêu hóa vốn phản ứng rất nhạy với quá trình nuốt và tiêu hóa.

 

Việc nhai nghiền thức ăn truyền tín hiệu đến não thông qua các dây thần kinh ở mặt. Sau đó não sẽ gửi các tín hiệu xuống dây thần kinh kết nối với bụng để dạ dày bắt đầu tiết acid chuẩn bị cho sự tiếp nạp thực phẩm.

 

Nhai cũng làm tăng tiết nước bọt giúp việc nuốt và tiêu hoá dễ dàng hơn.

 

Nước bọt cũng rất cần thiết để làm sạch miệng của chúng ta khi đang ăn.

 

Hiện tượng đầy hơi là do ăn nhanh

 

Khi chúng ta ăn từ từ, cơ thể của chúng ta thoải mái hơn, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhịp nhàng giúp tiêu hoá dễ hơn và làm đúng chức năng của nó.

 

Tuy nhiên, nếu ăn thức ăn rắn và vội vàng nuốt nó thì đồng nghĩ với việc kích hoạt hệ thần kinh giao cảm theo hướng “chiến đấu hay là thay đổi hướng”. Và nếu cơ thể không “chấp thuận”, sẽ xuất hiện tình trạng báo động và chuyển năng lượng sang não, tim, cơ bắp trong khi chức năng của hệ thần kinh giao cảm chẳng như tiêu hoá lại tạm dừng.

 

Trên thực tế, hệ thống giao cảm sẽ ức chế sự tiết axit dạ dày, làm chậm sự tiêu hoá khiến thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, làm chúng ta có cảm giác đầy bụng.

 

Điều này cũng có thể gây ra co thắt trong ruột. Ăn nhanh và không nhai kỹ sẽ làm cho chúng ta nuốt không khí nhiều hơn, từ đó gây đầy hơi, ợ hơi và khó chịu.

 

Nhân Hà

Theo Dailymail