Ngoáy tai – thói quen nên bỏ!
(Dân trí) - Có thật là không nên dùng tăm bông để ngoáy tai ? Hoàn toàn đúng: Bạn không nên cho vào tai bất cứ thứ gì nhỏ hơn khuỷu tay của mình.
Nhưng để hiểu tại sao ta không cần lấy ráy tai, trước hết phải hiểu vì sao ta có ráy tai. Ráy tai có mặt là để bảo vệ cho tai.
“Mục đích của ráy tai thực chất là để giữ cho ống tai sạch”, TS Douglas Backous, Hội phẫu thuật tai - đầu và cổ (Mỹ) cho biết.
Ráy tai không chỉ giữ màng nhĩ khỏi bụi bẩn mà còn chống vi khuẩn và giúp bôi trơn. Và một trong những điều kᷳ diệu của cơ thể là tai chúng ta có thể tự làm sạch. Khi ráy tai khô đi, mọi cử động của hàm, cho dù là nhai thức ăn hay tán gẫu với bạn đều giúp đẩy ráy tai cũ ra khỏi lỗ tai (giống như đi thang máy vậy).
Vấn đề ở chỗ chúng ta hayĠnghĩ là mình thông minh hơn những hệ thống đã vận hành trong cơ thể từ hàng ngàn năm, và bắt đầu chọc ngoáy cái tai đầy ráy của mình. Song cho dù que tăm bông mà bạn dùng rất nhỏ, nó cũng thực sự đẩy ráy tai vào sâu trong tai, ra khỏi chiếc thang máy tᷱ nhiên và khiến ráy tai mắc kẹt ở nơi mà tai không thể tự làm sạch.
Ráy tai bị kẹt có thể mang theo nấm, vi khuẩn và vi rút tích tụ ở tai ngoài, khiến tai bị đau và nhiễm trùng.
Đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tši cũng có thể làm tắc ống tai, dẫn đến giảm thính giác, thậm chí là rách màng nhĩ nếu nó bị đẩy vào sâu hơn.
Mỗi năm,khoảng 12 triệu người Mỹ đến bác sĩ vì cho rằng mình có vấn đề với ráy tai. Tất cả những cuộc kiểm tra đó dẫn đến ūhoảng 8 triệu ca “dọn dẹp” ráy tai mỗi năm được tiến hành bởi các bác sĩ (chứ không phải bởi những ông thợ cắt tóc ở góc phố).
Tai thực sự cần được làm sạch – kể cả bởi các bác sĩ – nếu chúng đầy ráy tai hoặc nếu bạn nhận thấy những thay đổi về thính giác có thể liên quan tới ráy tai ứ đọng.
Tuy nhiên Hội phẫu thuật tai – đầu và cổ Mỹ đã lo ngại về việc dùng tăm bông để ngoáy tai tới mức đã phải ra một thông báo chính thức cho cả các bác sĩ và bệnh nhân về việc lấy ráy tai.
Và thậm chí trang web của một nhãn hiệu tăm bông phổ biến nhất ở Mỹ cũng khuyên chỉ dùng sản phẩm “ở tai ngoài chứ không đưa vào ống tai”.<ȯp>
Với vẻ khổ sở trên mặt, chắc hẳn bạn đang nghĩ rằng làm sao mà mình lại thôi ngoáy tai được. Nhưng nguyên nhân chỉ là vì bạn đã tạo ra một vòng xoắn luẩn quẩn “ngứa rồi gãi, gãi xong càng ngứa”.
Càng ngoáy tai Ȋthì càng nhiều histamin được giải phóng, khiến cho da bị ngứa và viêm – giống như càng gãi nốt muỗi đốt thì càng ngứa.
Thêm vào đó, do tính chất bôi trơn của ráy tai, nên việc lấy nó ra sẽ khiến tai khô hơn, khiến bạn càng muốn ngɯáy tăm bông vào đó trong một nỗ lực đầy sai lầm để giảm nhẹ sự khó chịu.
Với những người không thể để cho tai được yên, có một mẹo đơn giản tại nhà. Nhỏ vào mỗi tai vài giọt hỗn hợp gồm một phần giấm trắng, một phần cồn isopropyl vˠ một phần nước lọc ở nhiệt độ phòng (quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến tai bị ù). Nhưng vẫn cần nhấn mạnh rằng “việc đưa bất kỳ thứ gì vào tai đều không mang lại điều gì tốt lành”.
Cẩm Tú
Theo Huffingtonpost