1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngộ độc khí CO khi dùng lò sưởi và bình nước nóng mùa đông

Tiết trời vào đông càng lạnh thì số lượng các cuộc gọi tới Trung tâm chống độc Nebraska (Mỹ) phản ánh về các trường hợp ngộ độc khí carbon monoxide vì sự cố lò sưởi và bình nước nóng hỏng càng tăng vọt.

Mỗi năm có hơn 400 người Mỹ tử vong do ngộ độc carbon monoxide (CO), 20000 trường hợp phải đưa vào phòng cấp cứu và hơn 4000 người phải nhập viện. Joan McVoy, một y tá giáo dục công cộng tại trung tâm cho biết: "Các sự cố do lò sưởi lỗi và bình nước nóng trục trặc là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc khí carbon monoxide".

Trong các cuộc gọi, có 127 trường hợp liên quan đến tiếp xúc thực tế, trong đó có 43 người phải nhập viện. Trong năm 2013, chỉ có 99 ca ngộ độc carbon monoxide với 31 người nhập viện. Cho tới nay, vẫn chưa có trường hợp tử vong được ghi nhận ở Nebraska.

Carbon monoxide là một khí không màu không mùi và không vị. Quá nhiều carbon monoxide trong không khí hít thở rất có thể làm giảm khả năng hấp thụ oxy, dẫn đến mô thiệt hại nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Bình nước nóng bị rò là một trong những nguyên nhân gây ngộ
độc khí CO. Ảnh minh họa
Bình nước nóng bị rò là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc khí CO. Ảnh minh họa

Điều đáng lo lắng hơn là chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với loại khí độc này trong cuộc sống thường ngày, ví dụ như bếp ga, đường ống dẫn khí ga ở của bếp, khi đốt cháy khí sẽ sinh ra carbon monoxide hay máy nước nóng dạng trực tiếp xả khí trực tiếp xả ra khí thải trong phòng, dùng bếp than thô để sưởi hoặc nấu ăn thì carbon monoxide cũng có thể đạt đến nồng độ có hại. Thiết bị ống nước hư hỏng chưa kịp thời sửa chữa dẫn đến rò rỉ carbon monoxide ra ngoài.

Các triệu chứng của ngộ độc bao gồm buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn, khó thở, co giật. Ngoài các trường hợp liên quan đến thiết bị lò sưởi bị lỗi, ngộ độc còn xảy ra khi xe ô tô nổ máy trong garage khép kín sinh ra khói xả có chứa khí CO.

Trong các trường hợp sơ cấp cứu nạn nhân ngộ độc khí CO, cần đưa ngay nạn nhân ra chỗ khoáng khí, làm hô hấp nhân tạo nếu đã ngừng thở theo kỹ thuật cấp cứu quy định, nên để nạn nhân ở trạng thái bất động, yên tĩnh nhằm giảm bớt nhu cầu tiêu thụ khí oxy.

Tỷ lệ tử vong do carbon monoxide cao nhất đối với người trên 65 tuổi, cô McVoy nói. Cô cho biết nên đầu tư vào thiết bị dò khí carbon monoxide và kiểm tra pin máy dò ít nhất hai lần một năm.

Theo Hồng Hạnh

Chất lượng Việt Nam