1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, nữ bệnh nhân hóc dị vật phải cấp cứu

(Dân trí) - Bệnh nhân nữ 67 tuổi (Hà Nội) được đưa vào BV E Hà Nội cấp cứu do hóc vị vật dạng đồng xu, được người nhà cho biết là dạng đá nano được quảng cáo chữa bách bệnh.

Ngày 23/11, Bệnh viện E tiếp nhận một bệnh nhân nữ 67 tuổi, ở Hà Nội vì nuốt phải dị vật hình tròn như đồng xu.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó vài ngày, bệnh nhân bị ho nhiều nên đã tự dùng thuốc viên ngậm không rõ nguồn gốc, có đường kính gần 2cm.

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, nữ bệnh nhân hóc dị vật phải cấp cứu - 1

Khi ngậm đi ngủ, bệnh nhân ho và vô tình nuốt phải viên thuốc. Viên thuốc hình dạng tròn kích thước lớn đã vướng ở đường tiêu hóa của bệnh nhân, khiến bệnh nhân nuốt vướng phải vào viện khám.

Người nhà bệnh nhân thông tin thêm, "viên ngậm" này thực ra là một loại được quảng cáo là đá nano bệnh nhân được tặng sau khi tham gia nghe tư vấn sức khỏe và nằm giường massage vài tháng tại địa phương nơi bệnh nhân sinh sống.

Theo lời tư vấn, đây là loại đá có thể chữa bách bệnh, từ đau xương khớp (chỉ cần dán vào chỗ đau), viêm họng (ngậm), đái tháo đường (pha vào nước uống)… Khi sử dụng loại đá này, bệnh nhân không cần dùng thuốc đặc trị, nên bệnh nhân dù mắc đái tháo đường type 2 cũng bỏ thuốc 2 tháng không uống, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Ngậm đá nano chữa bách bệnh, nữ bệnh nhân hóc dị vật phải cấp cứu - 2

ThS.BS Đỗ Nguyệt Ánh, Phó khoa Thăm dò chức năng – nội soi, Bệnh viện E là người trực tiếp tiến hành nội soi thực quản- dạ dày gắp dị vật cho bệnh nhân cho biết, dị vật có tròn mắc trong đường tiêu hóa trên của bệnh nhân, gây nên hiện tượng nuốt vướng. Khi can thiệp gắp dị vật, dị vật này có thể không nằm cố định mà di chuyển trong đường tiêu hóa của bệnh nhân. Các bác sĩ phải rất khéo léo mới gắp được dị vật tròn, trơn ra khỏi đường tiêu hóa, không để dị vật đi sâu vào cơ thể.

Đáng nói, BS Nguyệt Ánh cảnh báo, đây không phải là trường hợp cá biệt hóc do ngậm đá nano. Trước đó, đã từng có bệnh nhân nhập viện vì hóc khi ngậm loại đá này với hình thù lục giác có cạnh sắc nhọn.

"Tôi chưa rõ công dụng thực sự của loại đá này đối với sức khỏe con người, nhưng việc có những bệnh nhân huyết áp, tiểu đường bỏ thuốc điều trị để ngậm đá nano là rất nguy hiểm. Chưa kể, khi ngậm các loại đá có nên người dân đừng tin tưởng mà bỏ thuốc điều trị bệnh, nhất là các mãn tính của người già như tăng hình dáng tròn cứng, trơn… dễ gây nên tình trạng hóc dị vật là hóc dị vật đường tiêu hóa hoặc hóc dị vật đường hô hấp (đường thở).

Nguy hiểm nhất là dị vật đường thở có thể gây ngừng thở, ngừng tim nếu không được phát hiện, xử lý cấp cứu kịp thời", BS Ánh cảnh báo.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần thận trọng tìm hiểu các phương pháp điều trị chính thống.

Hồng Hải