1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nên ăn bưởi khi uống thuốc?

(Dân trí) - ĐH Bắc Carolina (Mỹ) vừa tìm thấy trong nước bưởi chất furanocoumarin tăng khả năng hấp thụ thuốc của người bệnh. Khoa học cho rằng khám phá này sẽ giúp giảm liều lượng thuốc kê cho bệnh nhân.

Từ lâu bệnh nhân dùng thuốc đã phải rất thận trọng với bưởi do loại quả này ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc.

 

Nguyên nhân là nước bưởi có khả năng ngăn chặn enzyme CYP3A, một enzyme trong ruột phá hủy thuốc đưa vào cơ thể. Vì thế, nếu ăn bưởi, bệnh nhân sẽ hấp thụ một lượng thuốc nhiều hơn mức bình thường. 

 

TS. Paul Watkins và các cộng sự tại ĐH Bắc Carolina cho rằng chìa khóa của vấn đề chính là chất furanocoumarin.

 

Để kiểm chứng giả thuyết của mình, nhóm đã tách furanocoumarin ra khỏi nước bưởi, sau đó thử nghiệm với 18 đối tượng tình nguyện cả nam lẫn nữ.

 

Các đối tượng nghiên cứu dùng 1 liều thuốc huyết áp Plendil mỗi ngày, kết hợp hoặc uống nước cam, nước bưởi không furanocoumarin hoặc uống nước bưởi thông thường. Mỗi ngày các đối tượng đều được kiểm tra mẫu máu 1 lần.

 

Kết quả, những người uống nước bưởi thông thường có nồng độ thuốc Plendil trong máu là 6-230% trong khi người uống nước cam hay nước bưởi thiếu furanocoumarin không có phản ứng này.

 

Sau nghiên cứu, người ta có thể nghĩ đến thị trường nước bưởi không furanocoumarin cho bệnh nhân hoặc đưa chất này vào thành phần các loại thuốc khó hấp thụ để tăng hiệu quả dùng thuốc.

 

Huyền Trang

Theo Reuters