1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nâng cao ý thức phòng chống dịch sốt xuất huyết của người dân

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh, thành phố; trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 9.011 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 42 tỉnh, thành phố; trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Cà Mau, Bình Dương, Bình Phước và TP Hồ Chí Minh. Đây là căn bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Hiện nay, vẫn chưa có vac-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu. Do đó, cách phòng tránh hiệu quả nhất là không để bị muỗi Vằn đốt.
Trong những tháng nắng nóng và mưa nhiều (Tháng 07 và tháng 08) là thời điểm dễ bùng phát dịch Sốt xuất huyết, dịch thường diễn biến phức tạp tại các Tỉnh Phía Nam. Theo ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y Tế, một trong những phương án phòng dịch sốt xuất huyết là tích cực tuyên truyền để người dân tự bảo vệ mình trước nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên để muỗi không có nơi đẻ trứng. Đặc biệt, người dân phải ngủ màn, mặc quần áo dài tay phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi phát hiện có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không được tự ý điều trị tại nhà.
 
Đại diện nhãn hàng kem chống muỗi Soffell và đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế

Họp báo chương trình hành động phòng chống sốt xuất huyết
 
Nhằm hưởng ứng phòng trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” do Bộ Y Tế phát động, Cục Quản lý Môi trường Y Tế tổ chức chiến dịch “Tháng hành động phòng chống sốt xuất huyết - 8/2014” với các công tác tuyên truyền tại trung tâm Y tế, bệnh viện tại các Tỉnh, Thành phố trên phạm vi cả nước. Ngoài ra, sẽ phát kem chống muỗi Soffell sẽ được phân phát miễn phí trên phạm vi các tỉnh/thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ và 12 Tỉnh có tỷ lệ cao về sốt xuất huyết tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang, nhằm giúp người dân tự bảo vệ mình đặc biệt vào mùa mưa, thời điểm dễ bùng phát dịch Sốt xuất huyết.
 
Đại diện nhãn hàng kem chống muỗi Soffell và đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế

Họp báo chương trình hành động phòng chống sốt xuất huyết
 
Bà Carol Lai chia sẻ kinh nghiệm về dịch Sốt xuất huyết gây ra bởi muỗi tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á: “Chỉ có một cách duy nhất để phòng chống sốt xuất huyệt là tự bảo vệ mình không bị muỗi đốt. Khi tất cả mọi người cùng đồng lòng hành động, hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu không tạo cơ hội cho muỗi sản sinh, tấn công da, hút máu người thì sẽ không có sốt xuất huyết”.
 
 
 
Theo TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng Trung Ương thông tin: “Sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, chán ăn, buồn nôn, đau đầu dữ dội, đau nhức cơ, khớp kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn. Sốt có thể đi kèm với phát ban, uể oải kéo dài trong nhiều tuần, triệu chứng thường xuất hiện là xuất huyết dưới da. Tại khu vực phía Nam, mặc dù bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng dịch bùng phát cao điểm trong mùa mưa (tháng 7 và tháng 8). Hiện nay chưa có vắc-xin phòng chống sốt xuất huyết đặc hiệu, cách phòng tránh hiệu quả nhất là không để bị muỗi Vằn đốt.”
 
Đại diện nhãn hàng kem chống muỗi Soffell và đại diện Cục Quản lý Môi trường Y tế
Họp báo chương trình hành động phòng chống sốt xuất huyết
 
Chiến dịch tuyên truyền Hướng đến tháng “hành động phòng chống Sốt xuất huyết của Soffell - 8/2014” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về giữ gìn vệ sinh cá nhân, duy trì môi trường sống ổn định vì sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là hành động góp phần thực hiện Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.