Nấm lim xanh: Dược liệu quý từ núi rừng Quảng Nam

Người dân ở vùng rừng suối Bùn, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam thường thu hái một loại nấm mọc trên các gốc cây lim xanh cổ thụ, nấm Lim xanh, để làm thực phẩm thuốc chữa bệnh.

Năm 2011, Viện Dược liệu trung ương, phối hợp với ĐHQG Hà Nội và ĐH Chungnam Hàn Quốc, xác nhận nấm Lim xanh Quảng Nam là một loại nấm thuộc họ Linh chi, một loại thực phẩm chức năng quý giá hổ trợ chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Lim xanh tự nhiên và Trà lim xanh
Lim xanh tự nhiên và Trà lim xanh

Định danh

Ở Tiên Phước, Quảng Nam, người dân địa phương thường thu hái những cây nấm linh chi mọc tự nhiên dưới gốc các cây lim xanh nên đặt tên là nấm Lim xanh.

Thật ra, tên chính thức của họ nấm này là Linh chi (tiếng Hoa Lingzhi nghĩa là Trường thọ), các tên khác là Thần thảo, Tiên thảo, Trường thọ, Vạn niên, tên khoa học là Ganoderma lucidum (nấm Da sáng) thuộc họ nấm gỗ, Linh chi (Ganodermataceae).

Người Trung Quốc đã sử dụng Linh chi làm thuốc trên 2000 năm. Họ xếp Linh chi vào loại thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong “Thần nông bản thảo” và “Bản thảo cương mục”….

Hiện đã có 6 loại nấm linh chi được nghiên cứu, sử dụng rất rộng rãi và rất chi tiết là: Linh chi xanh (Thanh chi, Long chi); Linh chi đỏ (Xích chi, Hồng chi, Đơn chi); Linh chi vàng (Hoàng chi, Kim chi); Linh chi trắng (Bạch chi, Ngọc chi; Linh chi đen (Hắc chi, Huyền chi); và Linh chi tím (Tử chi, Mộc chi). Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được nuôi trồng và sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Thu hái, nuôi trồng và dạng sản phẩm

Do thiên nhiên ưu đãi, vùng Suối Bùn, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, người địa phương còn thu hái nấm Lim xanh tự nhiên. Hiện nay, do phân bố ít trong tự nhiên và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, hầu hết linh chi sử dụng là do nuôi trồng. Và công nghệ canh tác linh chi là một lãnh vực rất lớn trong nông nghiệp.

Đã có gần cả trăm tên sản phẩm của linh chi được đăng ký và đưa ra thị trường quốc tế. Sản phẩm được chế biến từ các bộ phận khác nhau của nấm linh chi. Nhà bào chế có thể dùng cả cây nấm thô, tán bột rồi đóng vào viên nang hoặc viên nén, hay các dược chất như polysaccharides, peptidoglycans, triterpenes chiết xuất từ nấm linh chi hoặc phối hợp thêm các dược liệu khác trong một dược phẩm tổng hợp.

Mức tiêu thụ trên thế giới hiện nay ước tính khoảng vài nghìn tấn, và thị trường đang phát triển nhanh chóng. Năm 1995, tổng giá trị thị trường thế giới của Linh chi lên đến 1.628 tỷ USD.

Thành phần, hoạt chất và tác dụng

Trong 100 gam linh chi có 90 g nước, 1-4 g protein, 0,2-0,8 g chất béo, 0,3-2,8 g carbohydrate, 0,3-3,2 g chất xơ, 0,8-1 g tro, một số vitamin và khoáng chất như kali, canxi, phốt pho, magiê , selen, sắt, kẽm, đồng. Đặc biệt, nấm linh chi có nhiều chất có hoạt tính sinh học (bioactive substance) như terpenoid, steroid, phenol, nucleotide, các glycoprotein và polysaccharides. Protein của nấm linh chi chứa đầy đủ tất cả các axit amin tối cần thiết yếu, giàu lysine và leucine. Chất béo thường là axit béo không no có giá trị cao.

Polysaccharides, peptidoglycans và triterpenes là ba thành phần sinh dược chủ yếu của linh chi, trong đó các hoạt chất dược lý gồm acid ganoderic, ganodosteron, germanium, với hàm lượng cao gấp nhiều lần nhân sâm.

(1) Polysaccharides (beta-D-glucane, arabinogalactane; ganoderane A, B và C) có tác dụng giảm viêm, giảm đường huyết, chống mệt mỏi, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Nhiều chế phẩm polysaccharide chiết xuất từ linh chi là thực phẩm chức năng (điều trị không kê toa) với các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư và bệnh gan;

(2) Peptidoglycans (LingZhi-8; glycoproteine, gano-proteoglycan, chất điều hòa miễn dịch GLIS, PGY glycopeptide, GL-PS peptide) có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm...

(3) Triterpenes (acide ganoderic, acid lucidenic, lucidon, acid ganolucidic, ganoderal, ganoderol ,ganoderdiol, ganodermanonol, ganodermatriol) có tác dụng chống viêm, chống nấm, chống stress oxy hóa, và hạ mỡ máu…

Nhờ những chất hoạt tính sinh học này, linh chi có các tác dụng trên nhiều cơ quan, hệ thống: (1) Miễn dịch: tăng hoạt miễn dịch, giúp cơ thể kháng lại virút, vi khuẩn. Nấm linh chi nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tế bào lympho, tăng tổng hợp interferon…, (2) Tiêu hóa: giải độc và bảo vệ gan, hiệu quả tốt với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Nhờ nhiều chất xơ, linh chi giúp nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón, ngăn ngừa viêm đại tràng mãn tính, (3) Thần kinh: giảm mệt mỏi, stress, an thần, thư giãn cơ bắp. Linh chi trị đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, (4) Tuần hoàn: chống xơ vữa động mạch và các biến chứng, (5) Da liễu linh chi có nhiều chất chống oxy hóa giúp chậm lão hóa da, loại bỏ xạm sắc tố, chống dị ứng da, mụn trứng cá…,, (6) Hỗ trợ chống ung thư: germanium kìm hãm sự tăng trưởng tế bào ung thư.., (7) Hỗ trợ chữa bệnh nội tiết-chuyển hóa: giảm mỡ máu, giúp phục hồi tế bào beta tuyến tụy, giảm đường máu.

Các cách sử dụng

Có nhiêu cách sử dụng như: (1) Dùng nước linh chi thay nước uống. Linh chi được nấu như nấu nước chè xanh hay nước actisô. Vì linh chi rất đắng nên có thể cho thêm cam thảo hay một ít đường, (2) Uống dạng nước trà. Bột linh chi được hãm với nước sôi rồi uống hết cả bã, (3) Ngâm rượu uống dần. Nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm rượu khoảng một tháng, (4) Làm mặt nạ. Nấm linh chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da, (5) Phối hợp linh chi với một số vị thuốc khác như nhân trần, actiso, nhân sâm, tam thất, kinh giới, ngân hoa…, (6) Dùng nước linh chi để nấu ăn như nấu canh, hầm gà, nấu súp….

Những ý kiến chuyên môn

Y khoa là khoa học có bằng chứng (evidence based medicine): chẩn bệnh phải đúng tiêu chí; thuốc men phải có thứ loại (quân, thần, tá, sứ), có liều lượng (liều điều trị, liều duy trì, liều chết)… Do đó, dù không phải là thuốc chữa bệnh đặc hiệu, nấm linh chi (lim xanh) nói chung rất tốt để hỗ trợ điều trị, nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể.

Lim xanh là một thực phẩm hữu cơ được kiểm chứng rõ ràng là có giá trị cao, hoàn toàn vô hại, có thể dùng cho cả người thường để tăng miễn dịch, chống stress oxy hóa, chống lão hóa, nâng cao sức khỏe, hoặc người bệnh để phối hợp, hỗ trợ các thuốc, phương cách điều trị đặc hiệu.

Vấn đề khá nan giải của chúng ta hiện nay là an toàn thực, dược phẩm. Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều linh chi giả và linh chi thiếu phẩm chất. ThS Cồ Thị Thùy Vân, chuyên gia Nấm ăn-Nấm dược liệu, TT Công nghệ Sinh học thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp, cảnh báo: “Có rất nhiều chủng linh chi khác nhau, nhưng không phải chủng nào cũng có tính dược liệu. Linh chi chỉ có tính dược liệu khi được thu hái đúng độ tuổi, chưa phát tán bào tử hoặc đang trong giai đoạn phát tán bào tử”.

Hai kết luận: một là Lim xanh rất tốt trong cả phòng lẫn chữa bệnh. Do đó, có thể và nên dùng cho cả người ốm lẫn người lành dưới các dụng thức sử dụng thích hợp như nấu món ăn, pha thức uống; và hai là Cần chọn mua lim xanh chính hiệu, chất lượng ở những cơ sở có uy tín.

Người nào cần tư vấn cách dùng nấm lim xanh có thể liên lạc đến Công ty TNHH MTV Nấm Lim Xanh Nguyễn Đình Hoa Tiên Phước, ĐT: 02363822488. Hoặc ĐT anh Hoa: 01677410700 - 0902967876

TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam