Mệt mỏi - Có thể bạn thiếu sắt!

(Dân trí) - Lúc nào bạn cũng cảm thấy mệt mỏi? Bạn bị khó ngủ? Hoặc không tìm đâu ra sức lực để tập luyện? Nếu cuộc sống của bạn luôn song hành với cảm giác mệt mỏi và nếp tập luyện bình thường trước kia trở thành một công việc “khó nhằn”, thì có lẽ bạn đã có mặt trong đội ngũ hàng triệu người trên thế giới không nhận được đủ sắt qua chế độ ăn.

 

Mệt mỏi - Có thể bạn thiếu sắt! - 1

Những biểu hiện điển hình khi thiếu sắt

Sắt có vai trò thiết yếu đối với  năng lượng của cơ thể vì nó là viên gạch tạo nên các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ô xi — điều này lý giải vì sao mệt mỏi luôn là dấu hiệu điển hình cho thấy bạn không nhận được đủ sắt.

Xanh xao và nhợt nhạt là một dấu hiệu khác của thiếu sắt, cùng với cảm giác khó thở và đánh trống ngực.

Nhưng còn có nhiều cách khác để cơ thể cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu sắt.

Những dấu hiệu này bao gồm đau đầu, chóng mặt, ù tai, rụng tóc, bàn chân bàn tay lạnh, khó nuốt, cảm giác ngứa, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, đau bụng, lưỡi viêm loét hoặc trơn láng bất thường, móng tay giòn dễ gãy hoặc có hình thìa.

Những triệu chứng hay gặp

- Mệt mỏi và thờ ơ (thiếu sức sống)

- Khó thở

- Đánh trống ngực

- Da xanh

Những triệu chứng ít gặp hơn:

- Đau đầu

- Ù tai

- Thay đổi cảm nhận giác mùi vị

- Cảm giác ngứa

- Lưỡi viêm loét hoặc trơn láng bất thường

- Rụng tóc

- Khó nuốt

- Muốn ăn những thứ không phải thức ăn, như đá lạnh, giấy hoặc vôi tường.

- Loét đau ở góc miệng (chốc mép)

- Móng tay hình thìa

Mỗi ngày chúng ta hấp thu lượng sắt gần bằng lượng chúng ta mất đi qua da chết. Trung bình chúng ta thực sự hấp 10-30% lượng sắt ăn vào, với sắt haem được hấp thu tốt gấp 3 lần sắt trong các thực phẩm từ thực vật hoặc sản phẩm bổ sung sắt.

Viêm và nhiễm trùng có thể là những hậu quả tiêu cực của thiếu sắt

Lượng sắt thấp có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức, kiểm soát thân nhiệt kém và miễn dịch suy yếu.

 

Mệt mỏi - Có thể bạn thiếu sắt! - 2

Những bí quyết để đạt được khẩu phần sắt tối ưu:

Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt phong phú và hữu dụng nhất, một miếng bít tết sẽ cung cấp lượng sắt nhiều gấp 3 lần một miếng thịt gà và nhiều hơn súp lơ xanh 250%.

Sắt haem trong thịt đỏ cũng dễ hấp thu hơn sắt không haem trong các nguồn thực vật.

Do sắt có vai trò thiết yếu đối với năng lượng, vì thế rất khó đạt thành tích cao khi tập luyện nếu không có lượng sắt tối ưu.

Một trong những cách tốt nhất để tăng thể lực là tăng khẩu phần thịt đỏ, hướng tới mức khuyến nghị 70g/ngày.

Ăn những thực phẩm giàu sắt haem, như thịt đỏ, 4-5 lần/tuần (trọng lượng nấu chín tới 500g/tuần). Uống nước trái cây khi ăn thịt đỏ để tăng hấp thu sắt Ăn thịt đỏ kèm với các loại rau lá xanh để có bữa ăn giàu sắt

Cẩm Tú

Theo DM