1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Mẹ bầu có biết khi nào cơ thể thiếu chất?

Không chỉ biết cần phải bổ sung dưỡng chất gì trong 40 tuần thai, mà quan trọng hơn, các mẹ cần biết lượng chất như thế nào là đúng và đủ để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ con phát triển toàn diện.

Biểu hiện của thiếu Sắt và Canxi

Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, hoặc móng tay và tóc dễ gãy, rụng… thì có nghĩa là đã đến lúc mẹ cần bổ sung thêm lượng canxi cho cơ thể, cũng như để hỗ trợ thai nhi hình thành một hệ xương, răng phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Canxi đồng thời có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng tắc nghẽn mạch máu và có lợi cho hệ thần kinh. Bên cạnh Canxi, Sắt là thành tố quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, tham gia vận chuyển ô-xi và các chất dinh dưỡng tới tất cả các tế bào của mọi cơ quan, bộ phận.Các biểu hiện khi bị thiếu Sắt (thiếu máu nhẹ) mẹ nên chú ý: mệt mỏi, làm việc khó tập trung, đôi khi hoa mắt chóng mặt….nghiêm trọng hơn là nhức đầu, khó thở khi gắng sức, năng suất lao động giảm, da xanh, niêm mạc nhợt...


Các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu thiếu chất

Các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình để có thể phát hiện sớm những dấu hiệu thiếu chất

Các chuyên gia khuyên rằng, trong quá trình mang thai mẹ bầu mỗi ngày cần khoảng 60mg sắt và 800-1.000mg canxi để đáp ứng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Khó biết thiếu axit folic…

Như chia sẻ của chị Tuyết Nhung (Nhân viên văn phòng, Quận 3): “Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ thường khuyên tôi ghi nhớ bổ sung những dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trí não thai nhi như DHA, Axít folíc, Choline, Canxi, Sắt… Nhưng theo tôi được biết, đối với những chất như Canxi, Sắt…thì việc nhận biết cơ thể thiếu hụt dưỡng chất thông qua các triệu chứng sẽ dễ dàng hơn so với thiếu hụt DHA, Axít folíc, Choline. Vậy làm thế nào để tôi biết được mình đã cung cấp đủ chất cho trí não của con phát triển tối ưu trong bụng mẹ?”

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trí não của thai nhi bắt đầu phát triển từ tuần thứ 3 của thai kỳ và phát triển đều đặn suốt quá trình mang thai. Mà ba dưỡng chất DHA, Axít folíc, Choline chính là nền tảng vô cùng quan trọng, góp phần trong việc hình thành và phát triển trí não toàn diện của bé ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, để có thể bổ sung đúng lượng dưỡng chất DHA, Axít folíc, Choline, mẹ bầu cần tham khảo nguồn cung các dưỡng chất này, cũng như lượng mức cần thiết theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.


Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ, vì có những dưỡng chất quan trọng khi thiếu không có dấu hiệu rõ rệt

Các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ, vì có những dưỡng chất quan trọng khi thiếu không có dấu hiệu rõ rệt

Cụ thể, đối với Axít folíc, đây là dưỡng chấtquan trọng và cần thiết cho quá trình tạo máu, cũng như quá trình hình thành và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Axít folíc còn rất cần thiết cho việc phân chia tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ ngay từ trong bụng mẹ.Axít folíc có nhiều trong các thực phẩm như: thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành… Nhu cầu Axít folíc mà mẹ bầu cần là từ 600mcg/ngày.

Bên cạnh Axít folíc, Choline được công nhận là một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong việc cấu tạo nên hệ thống thần kinh, cơ cấu tủy sống, chức năng bộ nhớ của trẻ. Choline giúp quá trình sản xuất acetylcholine được đẩy mạnh (chất dẫn truyền đặc biệt quan trọng của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ, sự kiểm soát cơ bắp và các chức năng khác ở mẹ và bé). Những thực phẩm giàu Choline gồm có: lòng đỏ trứng, thịt nạc, súp lơ, đậu phộng, đậu nành, rau củ quả, nước sinh tố hoa quả, mầm lúa mỳ, tôm, cá hồi, rau chân vịt…Mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 450mg/ngày hàm lượng Choline.

Dưỡng chất quan trọng nữa là DHA (chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc). DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. DHA có nhiều trong các loại hải sản như tôm, nhất là cá sinh sống ở những vùng biển lạnh. Các loại rau lá xanh, quả óc chó và các loại quả hạch, trứng, hoặc các loại dầu thực vật cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú.

Việc nắm được đầy đủ thông tin về nguồn cung cấp cũng như lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ sẽ giúp mẹ thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe cho bản thân và hỗ trợ thiên thần nhỏ phát triển khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.

Mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ một cách khoa học để con phát triển tối ưu. Đừng quên bổ sung 2 ly Enfamama A+ để cung cấp đủ hàm lượng DHA, Choline, Acid Folic và đầy đủ những dưỡng chất quan trọng, giúp mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh.