Lời khuyên từ bác sĩ để giảm tình trạng hôi miệng ở người niềng răng sau ăn
(Dân trí) - Mắc cài, dây cung, khay trong suốt chính là những chiếc “bẫy" thức ăn, tạo thành nơi trú ẩn cho những vi khuẩn gây mùi khiến việc niềng răng trở thành nỗi ám ảnh hơi thở.
Nhiều bệnh nhân chỉnh nha lo ngại về tình trạng hơi thở có mùi dù đã vệ sinh răng miệng kỹ. Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Huynh, không ít bệnh nhân trẻ than phiền về tình trạng hơi thở có mùi khó chịu trong quá trình niềng răng, dù đã chải răng cẩn thận.
Sau khi niềng răng, nhiều người luôn nhận định rằng, việc ăn uống không được thoải mái vì họ luôn lo lắng cho hơi thở của mình. Trong số đó, không ít trường hợp, các bạn trẻ đã lẩn tránh các buổi gặp gỡ bạn bè, ngại ngùng trong các cuộc trò chuyện gần, hoặc liên tục che miệng khi nói chuyện. Đây không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của họ.
Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến việc người niềng răng dễ gặp phải tình trạng hơi thở có mùi sau ăn.

Hôi miệng gây cản trở trong giao tiếp, khiến nhiều người niềng răng ngại ngùng khi trò chuyện (Ảnh: Printest).
Mắc cài, dây cung, khay trong suốt là "bẫy" thức ăn
Khi gắn mắc cài lên răng hoặc đeo khay trong suốt, cấu trúc khoang miệng thay đổi hoàn toàn. Các loại khay đặc biệt hoặc mắc cài tạo ra hàng trăm góc cạnh, khe hở nhỏ mà mắt thường khó nhận ra. Mỗi khi ăn, các mảnh thức ăn nhỏ từ sợi thịt, hạt cơm cho đến những vụn bánh mì… đều có thể "trú ẩn" trong những không gian này.
Vi khuẩn kỵ khí là "thủ phạm" chính gây mùi hôi
Khi thức ăn tồn đọng lâu trong miệng, chúng trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn kỵ khí. Những vi khuẩn này, bao gồm các chủng như Fusobacterium nucleatum, Prevotella intermedia, và Porphyromonas gingivalis, sẽ phân giải protein từ thức ăn thừa, tạo ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi (VSCs) như hydrogen sulfide (H₂S), methyl mercaptan và dimethyl sulfide.
Ngoài các yếu tố chính này, tình trạng hơi thở có mùi sau ăn trở nên nghiêm trọng hơn bởi vấn đề khô miệng, căng thẳng, lo âu và các bệnh lý kèm theo như viêm lợi, sâu răng phát sinh trong quá trình niềng do vệ sinh kém.

Vi khuẩn kỵ khí là tác nhân gây hôi miệng.
Trước vấn nạn thường gặp ở người niềng răng, ThS.BS Nguyễn Hữu Huynh đã chia sẻ các giải pháp hiệu quả. Trong đó, việc lựa chọn nước súc miệng dành riêng cho người chỉnh nha là yếu tố quan trọng.
Theo vị bác sĩ, khi tư vấn cho bệnh nhân niềng răng, ông thường khuyến nghị họ chọn nước súc miệng theo các tiêu chí sau: Không cồn, không gây kích ứng bởi niêm mạc miệng khi niềng răng thường nhạy cảm hơn do tác động của mắc cài hoặc chính các khay trong suốt; Có cơ chế trung hòa mùi sinh học thay vì chỉ dùng hương liệu để che đậy mùi hôi tạm thời. Dòng nước súc miệng này cần an toàn sử dụng hàng ngày và được đề xuất bởi các chuyên gia, bằng chứng khoa học hoặc các tổ chức uy tín.

Ths.BS Nguyễn Hữu Huynh đang là Giám đốc Công ty cổ phần nha khoa Như Ngọc (Ảnh: Nha khoa Như Ngọc).
“Trong thực hành lâm sàng, tôi khuyến nghị bệnh nhân cân nhắc sử dụng TheraBreath - một dòng nước súc miệng được phát triển từ công nghệ Oxyd-8. Đây là công thức sodium chlorite ổn định, tạo môi trường giàu oxy giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí gây mùi một cách hiệu quả”, ThS.BS Nguyễn Hữu Huynh nói thêm.
Nghiên cứu lâm sàng của Abstract Archives cho thấy, việc sử dụng TheraBreath Fresh Breath hai lần mỗi ngày giúp giảm 20,1% điểm số mùi hôi so với nhóm không sử dụng. Sản phẩm này không chứa cồn, không gây khô miệng hay đổi màu răng - những lo ngại thường gặp khi sử dụng các loại nước súc miệng khác.

TheraBreath là một dòng nước súc miệng được phát triển từ công nghệ Oxyd-8 (Ảnh: Nha khoa Như Ngọc).
“Qua nhiều năm điều trị, tôi nhận thấy những bệnh nhân áp dụng phác đồ vệ sinh kết hợp TheraBreath thường có kết quả tích cực. Một bệnh nhân nữ 20 tuổi từng chia sẻ rằng sau 2 tuần sử dụng TheraBreath đúng cách, em đã tự tin trở lại trong các buổi thuyết trình ở trường và thoải mái trò chuyện với bạn bè hơn”, vị bác sĩ nói.
Bên cạnh nước súc miệng, ThS.BS Nguyễn Hữu Huynh cũng khuyến nghị bệnh nhân sử dụng dụng cụ cạo lưỡi NN - sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty cổ phần nha khoa Như Ngọc. Sản phẩm này phù hợp với người niềng răng vì được làm từ nhựa PP (Polypropylene).

Dụng cụ cạo lưỡi NN là giải pháp hỗ trợ hiệu quả hôi miệng (Ảnh: Nha khoa Như Ngọc).
Bác sĩ Nguyễn Hữu Huynh cho biết, ngoài ra quy trình làm sạch răng miệng sau bữa ăn cũng là một yếu tố quan trọng. Thứ nhất, sau khi ăn, người niềng răng cần súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ mảnh thức ăn to. Thứ hai, sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng và quanh mắc cài với bệnh nhân niềng răng cố định. Thứ ba, cạo lưỡi nhẹ nhàng bằng dụng cụ chuyên dụng. Cuối cùng súc miệng bằng TheraBreath trong 30-60 giây, không ăn uống trong 5 phút để sản phẩm phát huy tác dụng tối đa.
“Nếu đang niềng răng cố định với mắc cài, tránh súc miệng quá mạnh có thể làm bung mắc cài, sử dụng các sản phẩm như TheraBreath đúng liều lượng, không lạm dụng, thăm khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tình trạng tổng thể và Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước”, bác sĩ Huynh nói.
Từ những khuyến nghị nêu trên, ThS.BS Nguyễn Hữu Huynh khẳng định rằng hôi miệng sau bữa ăn dù là vấn đề phổ biến nhưng có thể kiểm soát được. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời, nhất là sử dụng các sản phẩm chuyên biệt như TheraBreath và dụng cụ cạo lưỡi NN, sẽ góp phần giúp người dùng duy trì hơi thở thơm mát suốt quá trình niềng răng.