Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư - dấu ấn 25 năm tại Việt Nam của MSD
(Dân trí) - MSD là công ty đầu tiên giới thiệu liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư ở Việt Nam, đồng thời có nhiều đóng góp đáng kể cho ngành y tế trong gần 25 năm hoạt động.
Merck Sharp và Dohme (MSD), công ty hàng đầu thế giới về phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm, vắc xin và ung thư chuẩn bị kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam (1996-2021). Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Koen C. Kruijtbosch, Trưởng đại diện của MSD tại Việt Nam về những sáng kiến hợp tác công tư của MSD tại Việt Nam.
MSD chuẩn bị kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ về những ngày đầu tiên của MSD ở Việt Nam?
MSD đến Việt Nam vào năm 1996, trở thành một trong những công ty Mỹ đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện sớm này được truyền cảm hứng từ câu chuyện đã trở thành huyền thoại mang tên "Cuộc đua vĩ đại của lòng trắc ẩn". Câu chuyện kể về đội chó kéo xe trượt tuyết và những người điều khiển xe đã chạy đua với thời gian, vượt qua hành trình 674 dặm dưới trời tuyết và cái lạnh âm 50 độ C để vận chuyển 300.000 đơn vị huyết thanh kháng độc tố bạch hầu do công ty di sản của MSD là H.K. Mulford phát triển.
Dấu ấn đầu tiên của chúng tôi tại đây là vắc xin, sản phẩm mà MSD đã nghiên cứu và phát triển, giúp ngăn chặn dịch bệnh trên toàn cầu trong suốt hơn 100 năm qua. Tại Việt Nam, MSD đã cung cấp 4 loại vắc xin ngừa các bệnh gây ra bởi Quai bị - Sởi - Rubella, Thủy đậu, HPV và Rotavirus. Những vắc xin này của MSD đã và đang giúp người dân Việt Nam chống lại bệnh tật, là những đóng góp rất lớn cho hệ thống y tế công cộng Việt Nam.
Xin ông chia sẻ thêm về một số thành tựu nổi bật của MSD tại Việt Nam?
Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã mở ra một chương mới trong việc điều trị ung thư. Đây là một liệu pháp đột phá tập trung vào việc khai thác hệ thống miễn dịch của chính cơ thể và giúp tăng sức mạnh để chống lại các tế bào ung thư một cách có chọn lọc. Chúng tôi là công ty đầu tiên giới thiệu liệu pháp này ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2017 và triển khai Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nhằm giúp họ chiến thắng bệnh ung thư.
Ngoài ra, MSD phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) hỗ trợ Bộ Y tế triển khai chương trình tiêm chủng phòng ngừa HPV tại Việt Nam thông qua chương trình hợp tác giữa hai bên. Bên cạnh đó, chương trình MSD vì Bà mẹ là dự án hỗ trợ nhằm cải thiện sức khỏe cho phụ nữ Việt Nam bằng việc cung cấp thông tin và dịch vụ giúp họ có kế hoạch mang thai và tránh sự phá thai không an toàn.
Các chương trình này mang đến lợi ích như thế nào cho bệnh nhân nói riêng và người Việt Nam nói chung?
Với chương trình hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch của chúng tôi đã được Bộ Y tế phê duyệt cho 13 chỉ định trong 9 loại bệnh ung thư khác nhau và 7 chỉ định khác đang chờ phê duyệt. Chương trình đã được triển khai tại 17 bệnh viện trên toàn quốc. Những bệnh nhân ung thư đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ nhằm giúp họ quản lý chi phí điều trị.
Với tổng ngân sách 400.000 đô la Mỹ trong ba năm từ 2019 đến 2021, hợp tác kỹ thuật giữa MSD và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) nhằm đưa ra các bằng chứng có chất lượng giúp xây dựng chính sách và chương trình giúp giải quyết gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV và tạo điều kiện mở rộng quy mô cho một chương trình tiêm chủng vắc xin phòng ngừa HPV tại Việt Nam, phù hợp với các ưu tiên của nhà chức trách địa phương. Bên cạnh đó, hai bên cũng tiến hành sự vận động dựa trên bằng chứng nhằm khuyến khích các bên liên quan cấp quốc gia và địa phương giảm thiểu gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV, gồm tạo điều kiện và từ từ mở rộng quy mô chương trình tiêm chủng vắc xin phòng ngừa HPV. Cùng với đó là hỗ trợ xây dựng lộ trình quốc gia về tiêm chủng vắc xin phòng ngừa HPV tại Việt Nam.
Chương trình MSD vì Bà mẹ sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn thứ ba vào năm 2016, chúng tôi đã trao khoản tài trợ 1,25 triệu đô la Mỹ trong vòng ba năm cho một tổ chức phi chính phủ nhằm cải thiện sức khỏe phụ nữ ở Việt Nam. Từ năm 2016 đến năm 2019, 1,2 triệu phụ nữ Việt Nam đã được cung cấp thông tin và dịch vụ giúp họ có kế hoạch mang thai và tránh sự phá thai không an toàn. Trong năm 2020, chúng tôi đang xem xét tài trợ cho một tổ chức để tiếp tục thực hiện chương trình tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ sớm công bố chính thức.
Kháng kháng sinh là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay. MSD có quan điểm thế nào về vấn đề này và MSD đã và đang làm gì để giúp giải quyết vấn đề?
MSD đã hỗ trợ triển khai chương trình Quản lý thuốc kháng sinh (AMS) tại 17 bệnh viện trọng điểm và sau đó mở rộng chương trình trên toàn quốc trong khuôn khổ hợp tác với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Chúng tôi cũng đã giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số dưới dạng ứng dụng di động digitalAMS (được sử dụng tại 5 bệnh viện và Hiệp hội Cấp cứu, Chăm sóc đặc biệt và Chống độc lâm sàng Việt Nam) và nền tảng web digitalAMS (thí điểm tại một bệnh viện). Đây là những công cụ tra cứu nhanh để nâng cao tỷ lệ tuân thủ quy trình và đánh giá kết quả để hỗ trợ các nhóm AMS của bệnh viện số hóa các hoạt động giám sát của họ.
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện đầu tiên triển khai AMS. Năm 2016, bệnh viện ghi nhận mức tăng tỷ lệ tuân thủ hướng dẫn kháng sinh là 14,5% và mức tăng trong điều trị dự phòng bằng kháng sinh là 48,6% so với năm 2015. Điều này giúp tiết kiệm 2,1 triệu đô la Mỹ vào năm 2015 và thêm 1 triệu đô la Mỹ vào năm 2016.
Cảm ơn ông!