Làm gì khi trẻ chán học?

Chỉ đến khi con đi học, nhiều phụ huynh mới nhận ra con mình không tập trung, hay quên hoặc chẳng hứng thú với bất kỳ hoạt động nào trong lớp và dù cha mẹ động viên, khuyến khích nhưng trẻ vẫn ngại học, chán học…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cứ đi học là cô giáo chê

 

Từ mầm mon lên tiểu học, từ tiểu học lên trung học cơ sở… đều là những bước ngoặt đáng nhớ đối với mỗi đứa trẻ và cha mẹ. Tuy nhiên, chỉ sau 1 thời gian ngắn làm quen với trường mới, lớp mới, cha mẹ lại nặng nỗi lo âu khi không biết do đâu mà con mình kém tập trung, hay quên và thậm chí là chán học, sợ học đến thế.

 

Đó là trường hợp của bé Tuấn Minh (học sinh lớp 1, Cầu Giấy, Hà Nội). Thay vì những ngày đầu hào hứng tới trường, càng ngày bé Minh càng sợ đi học còn chị Hồng Anh, mẹ bé Minh hết kiên nhẫn khi ngày nào cô giáo cũng nhắn tin vì con quên vở bài tập, quên sách, quên bút, quên bảng, lúc lại chưa giặt khăn lau bảng…. cho dù tối nào chị cũng kiểm tra cặp sách của con. Tuy nhiên, chỉ cần có việc cần dùng đến 1 đồ dùng học tập nào đó là bé Minh quên không cho lại vào cặp. Hậu quả là bé phải viết tạm ra vở nháp, đọc sách chung với bạn, mượn bút của bạn, không có bảng để luyện tập viết….

 

Còn với bé Nguyễn Hải (học sinh lớp 3, Hoàn Kiếm, Hà Nội), suốt từ đầu năm học đến nay không ngày nào là không phải mượn vở bạn để chép bài. Mẹ bé Hải cho biết: “Cu cậu không thích học nên toàn lý do lý trấu: nào là nhìn không rõ, lúc lại bảo bạn bên cạnh nói chuyện con không tập trung, khi lại nói không hiểu cô nói gì…”.  Tuy nhiên, trước tình hình học tập ngày càng sa sút trong khi đã được nửa học kỳ 1, chị Mai Lan, mẹ bé Hải quyết định nói chuyện với cô giáo.

 

Riêng bé Quỳnh Ngọc (lớp 5, Long Biên, Hà Nội) thì chỉ học được được tiết đầu hào hứng, các tiết sau chỉ được 15 phút và đến tiết cuối thì gần như không thể học được gì. Vì con nhẹ cân hơn so với tuổi nên ngày nào chị Vân Anh, mẹ bé Ngọc, cũng chuẩn bị sữa, bánh và dặn con ăn bổ sung giữa các tiết học để lấy sức. Tuy nhiên, khi nghe cô giáo phàn nàn về cách học của con, chị theo dõi, hỏi bạn bè con mới biết, con toàn cho bạn sữa và bánh.

 

Ảnh minh họa phù hợp

Ảnh minh họa

 

Phải điều trị tận gốc căn nguyên

 

Thông thường, khi con chán học, học không tập trung, phụ huynh thường cho rằng con mải chơi, lười học.

 

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này nhưng trong đó đáng chú ý là phương pháp giáo dục và tình trạng sức khỏe của trẻ.

 

Về phương pháp giáo dục, nếu trẻ ưa hoạt động như những đứa trẻ khác nhưng lại lười học thì là do trong việc học có điều làm cho trẻ  không thích, chán ngán, lo sợ. Còn trẻ ham chơi vì trong trò chơi có những điều hấp dẫn, đáp ứng lại nhu cầu hoạt động, hiểu biết của trẻ, gợi được niền vui cho trẻ.

 

Do đó, cha mẹ cần có bước chuẩn bị thật tốt cho cho trẻ khi đến trường, thường xuyên tiếp xúc với trường con học để tìm cách giúp đỡ trẻ. Ví như với trường hợp bé hay quên đồ dùng học tập, cha mẹ cần cùng con soạn sách vở, kiểm tra sách vở trước giờ đi học và thậm chí chuẩn bị 1 bộ sách ở lớp, 1 bộ sách ở nhà để cặp sách của con bớt nặng, lại không lo quên sách giáo khoa; đồng thời phải chỉ cho con thấy, khi con quên vở thì con sẽ phải mất thời gian chép lại…. Cứ kiên trì như vậy trong ít nhất 3 tuần, trẻ sẽ tiến bộ.

 

Về tình trạng sức khỏe của trẻ, dinh dưỡng luôn được xem là nền tảng. Một đứa trẻ khỏe mạnh khi cơ thể được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho vận động thể lực và hoạt động của não bộ.

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y học cổ truyền Việt Nam, cho biết: “Nếu trẻ thiếu vi chất kéo dài sẽ có thể dẫn tới nhiều bệnh, trong đó có cận thị, gù vẹo cột sống… làm ảnh hưởng tới sức khỏe”. Ví như với trường hợp trẻ kêu không nhìn rõ, cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra thị lực và có biện pháp bổ sung vitamin  A, tiền vitamin A (beta caroten) cũng như uốn nắn cách ngồi học, giảm thời lượng xem tivi, tăng cường thời gian vận động ngoài trời cho trẻ.

 

Nếu trẻ thiếu các vi chất và không được ngủ đủ, thời gian nghỉ ngơi ít… sẽ ảnh hưởng đến độ tập trung, khả năng ghi nhớ. Như trường hợp của bé Quỳnh Ngọc, theo chuyên gia dinh dưỡng do trẻ thiếu sức khỏe, trẻ nhanh mệt sẽ không theo được nhịp học trong lớp dẫn đến sự chán nản không muốn học.

 

 Khi đó, có thể cho trẻ dùng các sản phẩm thực phẩm chức năng. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, đó là các dược thảo truyền thống rất tốt đối với chức năng thần kinh như Táo nhân (có tác dụng đối với những trường hợp mất ngủ, hay quên, mồ hôi trộm); liên nhục (hỗ trợ thần kinh ở trạng thái tỉnh, tập trung thần kinh, hỗ trợ suy nhược thần kinh); mạch môn (trị trường hợp hồi hộp, lo sợ hay quên); Viễn chí (Giúp tăng cường trí nhớ, làm sáng mắt, phản xạ nhanh); đẳng sâm (hỗ trợ trong các trường hợp suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe, ăn ngon miệng).

 

Tóm lại trẻ em lười học không phải là do bản chất trẻ lười mà chính là do phương pháp dạy dỗ và tình trạng sức khỏe của trẻ có vấn đề khiến trẻ ngại học, sợ học…. Vì vậy cha mẹ cần thật sự quan tâm một cách thật hợp lý để trẻ không sợ học và có hứng thú với việc học

 

Sự kết hợp giữa các thảo dược và vitamin trong sản phẩm Cốm bổ não Tuệ Tĩnh giúp học tốt nhớ tốt có tác dụng tương tác, bổ trợ lẫn nhau giúp trẻ đỗ đạt thành tài.

 

Làm gì khi trẻ chán học?


Để biết rõ hơn về sản phẩm và địa chỉ nơi bán, bạn hãy gọi vào đường dây tư vấn (đường dây nóng 24/24):04. 3719.79.21/ 04. 3718.63.62 hoặc vào  Website: www.canxinano.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ.