1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Làm gì khi thai đôi gặp “trục trặc”?

(Dân trí) - Đối với rất nhiều cặp cha mẹ đã từng phải trải qua bất hạnh này, cụm từ “sẩy thai” không thể nào diễn tả hết những ảnh hưởng và đau đớn cho sự mất mát người thân của họ.

Những lý do sẩy thai phổ biến


 

Những lý do sẩy thai phổ biến

 

Sự thật đáng buồn là nguy cơ sẩy thai trong 12 tuần đầu (sẩy thai sớm) rất phổ biến. Nguyên nhân hầu hết đều do phôi thai không được phát triển đúng cách trong quá trình mang bầu.

 

Nguy cơ sẩy thai trong 2 kỳ đầu tiên ở các cặp sinh đôi cao hơn so với chỉ sinh một đứa duy nhất. Thậm chí nguy cơ này còn tăng ở những cặp song sinh có cùng chung nhau thai hoặc túi nước ối (sinh đôi cùng trứng).

 

Khoảng thời gian từ sau 12 tuần trở đi (và trước 24 tuần) là thời kỳ tỉ lệ sảy thai ở mức thấp nhất. Trường hợp sẩy thai muộn có thể do tử cung hoặc cổ tử cung có vấn đề, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng.

 

Đối với rất nhiều căp cha mẹ đã từng phải trải qua bất hạnh này, cụm từ “sẩy thai” không thể nào diễn tả hết những ảnh hưởng và đau đớn cho sự mất mát người thân của họ. Đôi khi các bậc cha mẹ cảm thấy thứ mà họ phải chịu đựng là sự mất mát một đứa trẻ, hay một đứa bé chết non (đối với thai trên 24 tuần tuổi).

 

Trong nhiều trường hợp, không thể tìm thấy nguyên nhân của việc sẩy thai cũng như không có cách nào nhằm ngặn chặn việc đó hiệu quả.

 

Đánh mất một sinh linh ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều rất khó chấp nhận. Đi cùng với đau đớn là những trải nghiệm bối rối và đáng sợ. Dẫu vô cùng khó khăn để bắt đầu lại từ đầu, chia sẻ với những người thân yêu hoặc có chung sự đồng cảm sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn.

 

Sẩy thai sinh đôi phổ biến hơn sinh một?

 

Đó là một sự thật đáng buồn. Khoảng 12 trên 1.000 cặp sinh đôi và 31 trên 1.000 cặp sinh ba thai lưu, so với sinh một là 5 trên 1.000.

 

Nguy cơ thai lưu ở sinh đôi tăng nhẹ kể từ tuần thứ 38 trở đi. Vì vậy, nếu người mẹ đến tuần 38 vẫn chưa chuyển dạ, khả năng là các biện pháp giục sinh và mổ sẽ được khuyến nghị. Điều này cực kỳ quan trọng đối với những cặp sinh đôi cùng trứng, chung một nhau thai bởi tỉ lệ tử vong trong bụng mẹ rất cao. Đó là lý do tại sao các cặp sinh đôi được khuyến cáo sinh trước tuần thứ 37.

 

Điều gì xảy ra nếu một trong hai trẻ song sinh chết trong tử cung?

 

Sẩy thai một đứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ còn lại. Trường hợp này được gọi là hội chứng biến mất sinh đôi, xảy ra khi 2 phôi thai được tìm thấy ở giai đoạn rất sớm qua máy quét nhưng sau đó chỉ còn một bé duy nhất.

 

Biểu hiện có thể chỉ là chuột rút nhẹ, chảy máu. Nhưng nếu siêu âm sớm và vô cùng phấn khích với tin mang thai đôi, bạn có thể cảm thấy hụt hẫng khi biết mình chỉ còn một đứa trẻ duy nhất.

Đối với sự mất mát trong 3 hoặc 6 tháng tiếp theo, các ảnh hưởng đối với đứa trẻ còn lại sẽ rõ ràng hơn. Bác sĩ sẽ phải cực kỳ cẩn thận theo dõi mẹ và bé và cân nhắc giữa việc giữ em bé trong tử cung của bạn lâu hơn hoặc đánh giá để đưa ra khuyến cáo sinh sớm.

 

Hầu hết những đứa trẻ trường hợp này đều sinh ra khỏe mạnh.Tuy nhiên, có một nguy cơ đáng kể đối với các vấn đề như bại não, đặc biệt ở sinh đôi cùng trứng cũng như tăng khả năng chuyển dạ sớm.

 

Bạn có cảm thấy tồi tệ khi nghĩ đến việc một thai lưu ở cùng với 1 thai sống. Mặt khác, một số bà mẹ lại cảm thấy được an ủi với thực tế rằng cặp song sinh của họ đang ở bên cạnh nhau. Thậm chí bạn có thể cảm thấy tội lỗi với cảm xúc hạnh phúc khi nghĩ về đứa trẻ sống sót.Tất cả những cảm xúc này đều hoàn toàn dễ hiểu. Nhân viên bệnh viện có thể giúp bạn lập nên một kế hoạch hạ sinh vừa tôn trọng sự mất mát của bạn, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ sống sót.

 

Sẩy thai ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?

 

Mất đi đứa con là một bi kịch không chỉ tác động đến bạn, mà còn người bạn đời, những người thân thiết với bạn trên nhiều phương diện.

 

Bạn có thể trải qua một loạt những trạng thái cảm xúc phức tạp:

 

- Chối bỏ, giữ chặt niềm tin rằng bác sĩ đã có sự nhầm lẫn, và cả hai đứa con của bạn đều được sinh ra sống sót và khỏe mạnh.

 

- Tội lỗi, cho rằng chính mình gây ra việc này do nỗi sợ sinh đôi. Hoặc bởi vì bạn đã mong muốn đứa con với một giới tính khác, hoặc không muốn sinh đôi.

 

- Sợ hãi, lo lằng rằng đau buồn của bạn có thể ảnh hưởng đến đứa trẻ sống sót còn lại, khiến con ốm và thậm chí tử vong.

 

- Thất bại hay thất vọng, mong đợi đối với cặp song sinh thật đặc biệt, và sự ra đời duy nhất một đứa trẻ như một cái tát vào tinh thần.

 

- Mỗi cặp sinh đôi hay sinh ba đều là những kho báu đối với các cặp cha mẹ. Nhưng bạn có thể sẽ không nhận được sự đồng cảm từ những người khác nếu mất đi một trong 2 đứa. Gia đình và bạn bè có xu hướng tập trung vào đứa bé sống sót, và giả dụ bạn có cố gắng làm điều tương tự, nỗi đau mất đứa con vẫn không hề thuyên giảm.

 

Nỗi đau của bạn không chỉ bởi sự mất mát một sinh linh quý giá, mà còn là sự mất mát cơ hội làm cha mẹ của hơn một đứa trẻ.Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn một số người có trải nghiệm tương tự nếu điều đó khiến bản cảm thấy dễ chịu hơn.

 

 

Tùy thuộc vào giai đoạn sẩy thai, có thể phát sinh những vấn đề thực tế cần giải quyết, chẳng hạn như tổ chức đám tang. Bạn có thể không thể tập trung chăm sóc đứa con sống sót nhiều như bạn muốn vào thời điểm khó khăn này.

 

Cuối cùng, nỗi buồn có thể tái xuất hiện nhiều lần mỗi khi bạn nghe đến sự mất mát, trong những lễ kỷ niệm, thậm chí vào những cột mốc quan trọng trong đời của đứa trẻ sống sót.Tất cả đều có thể đem nỗi đau trở lại.

 

Làm thế nào để tưởng nhớ đứa con đã mất?

 

Bạn có thể cảm thấy được an ủi từ chiếc hộp ký ức nơi lưu giữ tất cả những bản siêu âm hoặc khoảnh khắc gợi nhớ về đứa trẻ. Đứa bé sống sót cũng có thể nhìn lại chiếc hộp khi đã trưởng thành.

 

Nếu đứa trẻ sống sót có thể tìm hiểu về người anh em sinh đôi của mình, nó có thể cảm nhận về bản thân mình sâu sắc hơn.

 

Trang Trần

Theo babycenter