Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng thai kỳ - bước khởi đầu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng mẹ và bé
Nhân dịp Bộ Y Tế vừa ban hành “Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú” với sự hỗ trợ về kiến thức khoa học cũng như tài chính từ Abbott, ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y Tế đã dành thời gian trả lời phỏng vấn về chương trình cũng như những tác động tích cực mà Hướng dẫn này dự kiến sẽ đem lại cho nhân viên y tế, bà mẹ và trẻ em Việt Nam.
Thưa ông, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ thấp còi, theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này?
Thực tế, chúng ta đã vượt xa chỉ tiêu hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trong Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Theo báo cáo tháng 12 năm 2016 của UNICEF, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam năm 2014 thể nhẹ cân là 14.5%, thể thấp còi là 23.9%.
Nguyên nhân trực tiếp của thực trạng này phải kể đến yếu tố dinh dưỡng cho trẻ trong 1000 ngày đầu đời còn nhiều hạn chế. Trong đó có việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dinh dưỡng của phụ nữ có thai và bà mẹ trong thời kỳ cho con bú ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và tình trạng sức khoẻ của trẻ sau này.
Tuy nhiên, nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng của các bà mẹ lại chưa đầy đủ, dẫn tới những thực hành chưa hợp lý. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng về tư vấn dinh dưỡng của đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành sản, nhi còn hạn chế, chưa đồng bộ dẫn tới việc tư vấn, hỗ trợ người dân thay đổi thói quen thực hành dinh dưỡng gặp nhiều khó kkhan
Vì vậy việc Bộ Y tế biên soạn và ban hành “Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú” là một trong những hoạt động thiết thực để giải quyết vấn đề này và qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và Tầm nhìn 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Vậy theo ông vì sao đến thời điểm này chúng ta mới thực hiện việc biên soạn một hướng dẫn mang cấp quốc gia và ứng dụng toàn quốc?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau nên chúng ta mới chỉ tập trung vào giải quyết trực tiếp việc hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là chính. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú còn nhiều hạn chế. Trước tình hình gánh nặng kép về dinh dưỡng đang gia tăng nhanh: thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành “Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú” với mong muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng nguy cơ này.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế
Xét ở góc độ kinh tế và xã hội, hướng dẫn này sẽ mang đến lợi ích về lâu dài cho Việt Nam như thế nào, thưa ông?
-Chúng tôi hy vọng khi triển khai Hướng dẫn này, cùng với các can thiệp dinh dưỡng khác mà Ngành Y tế đang triển khai, tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con bú sẽ được cải thiện; qua đó góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Đó cũng chính là đóng góp của Ngành Y tế đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua việc xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ lúc bắt đầu hình thành sự sống của mỗi cá thể.
“Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú” nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác chiến lược giữa Bộ Y tế và Abbott kí kết vào tháng 9/ 2016. Đây là bản hướng dẫn cấp quốc gia đầu tiên cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhằm cập nhật thêm kiến thức và kĩ năng cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Sau khi ban hành, hướng dẫn sẽ được giới thiệu và tập huấn cho các bác sỹ, điều dưỡng sản, nhi khoa ở các bệnh viện trên toàn quốc.
Để đảm bảo tính chuẩn xác về khoa học và phù hợp để áp dụng tại Việt Nam, Hướng dẫn đã tham khảo nhiều nghiên cứu khoa học thực tiễn. Một trong những nghiên cứu nổi bật được ứng dụng để xây dựng nội dung tài liệu là nghiên cứu can thiệp sử dụng sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng cho 228 bà mẹ có thai từ 26 - 29 tuần thai cho đến 3 tháng sau sinh tại Việt Nam, thực hiện bởi Viện Dinh Dưỡng. Sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu là sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và cho con bú Similac Mom.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú thông qua sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể góp phần giúp sinh trẻ đạt cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu chuẩn, đồng thời, gia tăng thành công trong việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Kim Yến