Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì?

(Dân trí) - Khi bị hẹp van động mạch chủ, nhiều người lo lắng về những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào nỗi lo và biết cách chăm sóc sức khỏe để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Van động mạch chủ kiểm soát lưu lượng máu từ tim vào động mạch chủ và đi nuôi cơ thể. Khi hẹp van động mạch chủ tức là van không thể mở hoàn toàn nên lượng máu tới các cơ quan bị giảm. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, dễ choáng ngất…

Nguyên nhân hẹp van có thể do dị tật van tim bẩm sinh, bệnh thấp tim, viêm nội tâm mạc hay do van bị vôi hóa (thường gặp ở người cao tuổi)…

Hẹp van động mạch chủ nguy hiểm hơn hở van

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì? - 1
Đau ngực là triệu chứng thường gặp của hẹp van động mạch chủ

So với hở van động mạch chủ thì hẹp van nguy hiểm hơn nhiều. Bởi hẹp van làm cho máu bơm ra khỏi tim bị tắc nghẽn một phần. Khi đó, tim bơm máu khó khăn hơn nên phải làm việc nhiều lên, khiến cơ tâm thất dày lên (phì đại) và gây rối loạn chức năng tim. Hậu quả của quá trình này là suy tim, rối loạn nhịp và tăng nguy cơ đột tử.

Khi van động mạch chủ hẹp nặng, đau thắt ngực xảy ra thường xuyên hơn cùng với các cơn chóng mặt, choáng ngất (mất ý thức) khi gắng sức. Bệnh tiến triển nặng hơn, cơ tim chuyển từ dày và cứng sang giãn rồi suy yếu khó hồi phục. Ở giai đoạn nặng, nguy cơ tử vong đột ngột rất cao.

Các thống kê cho thấy, bệnh nhân hẹp van động mạch chủ có triệu chứng từ trung bình đến nặng, tỷ lệ tử vong là khoảng 25% sau 1 năm và 50% sau 2 năm.

Mức độ nguy hiểm và rủi ro sẽ tăng cao hơn khi van động mạch chủ vừa hẹp vừa hở. Vì thế việc chữa trị sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống và giảm tỷ lệ tỷ vong và

Điều trị hẹp van động mạch chủ

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì? - 2
Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển

Với bệnh hẹp van động mạch chủ, điều trị nội khoa là giải pháp ngắn hạn nhằm cải thiện tình trạng đau ngực, tăng khả năng gắng sức, giảm mệt mỏi, đồng thời kéo dài thời gian cần thay van.

Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp… hoặc dùng thuốc kháng sinh đối với các nguyên nhân hẹp van do thấp tim, hoặc phòng viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim…

Với những người bị hẹp van động mạch chủ chưa có triệu chứng, cũng cần được theo dõi cẩn trọng với nguy cơ tử vong đột ngột.

Thời điểm cần phải thay van

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì? - 3
Thay van động mạch chủ có thể bằng van sinh học hoặc van cơ học

Tiên lượng của hẹp van động mạch chủ không tốt nếu không được thay van, nên chỉ định phẫu thuật là cần thiết ngay khi vấn đề tắc nghẽn cơ học không đáp ứng với thuốc điều trị. Với người bị hẹp van động mạch chủ, thay van sẽ cải thiện đáng kể chức năng tim, kể cả khi cao tuổi.

Thời điểm phẫu thuật thường bắt đầu khi:

- Hẹp van động mạch chủ có triệu chứng đau thắt ngực hoặc ngất

- Phì đại thất trái nặng hoặc có dấu hiệu suy tim (phân suất tống máu EF < 50%)

Ngoài ra, những người bị hẹp van động mạch chủ chưa có triệu chứng nhưng cần thực hiện các phẫu thuật tim mạch khác thì cũng có thể tranh thủ thay luôn van động mạch chủ.

Giải pháp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh

Lựa chọn thực phẩm có lợi

Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp người bệnh hẹp van tim giảm nhẹ các triệu chứng và phòng biến chứng rung nhĩ, suy tim. Trong đó người bệnh nên ăn nhiều trái cây, giảm muối, giảm chất béo, hạn chế tối đa các chất kích thích vì có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.

Người bệnh có sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như các loại rau xanh lá: rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh, mùi tây, trà xanh, …

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì? - 4
Thực phẩm giàu Vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu

Một số lưu ý người hẹp van động mạch chủ cần biết

Đối với người hẹp van động mạch chủ nhưng chưa phải thay van cần phải tự theo dõi các triệu chứng và siêu âm: 5 năm/lần (với hẹp nhẹ), 2 năm/lần (hẹp vừa), ít nhất 6 tháng/lần với hẹp khít.

- Hạn chế gắng sức nhiều, nhưng vẫn cần tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông. Tránh stress.

- Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng phòng biến chứng viêm nội tâm mạc.

- Tại bất kỳ thời điểm nào xuất hiện các triệu chứng cơ năng như khó thở, mệt - lập tức phải đến gặp bác sỹ.

Giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Giải pháp từ thảo dược dù chỉ đóng vai trò hỗ trợ, nhưng đối với những người hẹp van tim, khi kết hợp thêm cũng sẽ góp phần làm tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, giảm các triệu chứng, biến chứng và kéo dài thời gian phải thay van.

Tại Việt Nam không thiếu những sản phẩm thảo dược cho tim mạch, nhưng điều quan trọng nhất, người bệnh phải lựa chọn đúng sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá để đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị.

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không và người bệnh cần phải làm gì? - 5
Tpbvsk Ích Tâm Khang hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim

Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên tạp chí quốc tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- TPBVSK Ích Tâm Khang có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù… do tim và làm giảm cholesterol trong máu ở người bệnh tim mạch; giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển.

- TPBVSK Ích Tâm Khang dùng cho người bệnh hẹp hở van tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, suy tim.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa Tpbvsk Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

P.V