1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị chi tiết những gì?

Hà An

(Dân trí) - Thuốc điều trị cho F0 tại nhà gồm 7 nhóm: hạ sốt, giảm đau; cân bằng điện giải; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; sát khuẩn hầu họng; kháng virus; chống viêm corticosteroid, chống đông máu.

Từ cuối tháng 11 đến nay, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Hà Nội cũng như trên cả nước liên tục tăng. Điều này gây quá tải cho hệ thống y tế. Vì thế, Bộ Y tế lưu ý các địa phương linh hoạt trong việc cho phép F0 cách ly, điều trị tại nhà.

Theo đó, những người được theo dõi, điều trị tại nhà là những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ thấp, gồm các ca mắc có độ tuổi 3 tháng dưới 49 tuổi, không có bệnh lý nền, đã tiêm đủ liều vaccine, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% trở lên.

F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị chi tiết những gì? - 1

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những điều người bệnh cần chuẩn bị là:

- Lưu các số điện thoại cần thiết khác.

- Xác định về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.

- Phân công người phù hợp chăm sóc người nhiễm (nếu cần).

- Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: khẩu trang y tế, găng tay y tế sạch, nhiệt kế, máy đo huyết áp, thùng đựng chất thải lây nhiễm, dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm, thuốc đang điều trị cho người trong nhà có bệnh sẵn, thuốc và đơn thuốc cho người nhiễm (nếu có).

Về thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà, Bộ Y tế hướng dẫn 7 nhóm thuốc gồm: hạ sốt, giảm đau; cân bằng điện giải; hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng; sát khuẩn hầu họng; kháng virus; chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu.

Cụ thể:

- Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol: cho trẻ em, sử dụng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; cho người lớn, sử dụng viên nén 250mg hoặc 500mg.

- Thuốc cân bằng điện giải dung dịch: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.

- Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối), thuốc sát khuẩn hầu họng khác.

- Thuốc kháng virus sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.

- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống, lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5mg (viên nén), Methylprednisolon 16mg (viên nén), Prednisolon 5mg (viên nén).

- Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên), Apixaban 2,5mg (viên). 

F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị chi tiết những gì? - 2

Trong đó, Bộ lưu ý thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu sẽ kê ngoại trú theo các hướng dẫn trước đó. Nguyên tắc là chỉ định điều trị kết hợp đồng thời cả 2 loại thuốc trên khi người bệnh có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp mà chưa kịp chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch và người bệnh không thuộc phạm vi chống chỉ định của thuốc.

Trạm y tế, nhân viên y tế, tình nguyện viên... có trách nhiệm theo dõi, quản lý; phát hiện sớm dấu hiệu chuyển tầng cao hơn; hỗ trợ tâm lý, dinh dưỡng, vận động; theo dõi sức khỏe liên tục, đánh giá nguy cơ. Đồng thời, người bệnh cũng được cung cấp gói chăm sóc tại nhà (thuốc kháng virus, vitamin, nhu yếu phẩm...).

Các dấu hiệu cần báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí và chuyển viện:

- Khó thở.

- Nhịp thở tăng:

- SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

- Đau tức ngực thường xuyên.

- Thay đổi ý thức.

- Tím-nhợt môi, đầu móng tay, móng chân, da xanh...

- Không thể uống, bú, nôn.

- Trẻ em: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, xuất huyết...

- Bất kỳ tình trạng nào cảm thấy không ổn, lo lắng.