1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ðể khỏe trong thời tiết giá lạnh

Thời tiết các tỉnh miền Bắc đang rét đậm, rét hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người. Đặc biệt trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thời tiết lạnh tấn công.

Thời tiết các tỉnh miền Bắc đang rét đậm, rét hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người. Đặc biệt trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thời tiết lạnh tấn công. Để luôn khỏe trong thời tiết giá lạnh, mỗi chúng ta cần biết cách giữ ấm và phòng bệnh một cách hiệu quả.

Ăn no, mặc ấm

Hãy ăn uống đầy đủ - nghĩa là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn mức cần đốt cháy - điều này sẽ giúp cơ thể bạn đối phó với cái lạnh tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng để giúp lượng đường huyết đủ để cung cấp năng lượng cần cho việc giữ ấm khi trời lạnh. Mặc ấm bằng các chất vải dày, len dạ, mặc nhiều lớp, đi tất giúp cơ thể không bị mất nhiệt.

Ngâm chân nước nóng

Giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kỳ một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội phân tiết, thúc đẩy công năng sức khỏe đối với một bộ phận tương ứng trên cơ thể. Ngâm chân nước nóng vẫn được biết đến như một phương pháp “lợi trong lợi ngoài”: nó giúp bạn phục hồi nguyên khí và làm ấm cơ thể vào mùa đông, giải trừ cảm giác say nắng vào mùa hè, giúp nhuận tràng vào mùa thu. Như bạn đã biết, dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân nước nóng sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể.

Thăm khám cho người cao tuổi tại BV Lão khoa TW. Ảnh: TM
Thăm khám cho người cao tuổi tại BV Lão khoa TW. Ảnh: TM

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn.

Đi bộ có thể nói là cách vận động tự nhiên nhất, đơn giản nhất trong mùa đông. Khi đi bộ vận động, bạn phải sải bước chân thật dài kết hợp đánh mạnh tay. Đừng coi nhẹ động tác đơn giản này, vì nó làm tăng lượng vận động lên gấp nhiều lần. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 phút. Kiên trì đi bộ nhanh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt trong những ngày lạnh giá mà không sợ rét.

Tập yoga cũng là cách giúp bạn giữ ấm cơ thể hiệu quả: Yoga có nhiều dạng bài tập khác nhau, có bài yoga mùa đông, dành riêng cho việc làm ấm người. Mỗi ngày dành một chút thời gian tập luyện bạn sẽ không còn lo chuyện run cầm cập nữa. Theo một số chuyên gia, nên tập yoga sau khi ăn 2 tiếng. Trước khi tập phải khởi động kỹ các khớp xương và cổ; tập xong nghỉ ngơi khoảng 30 phút có thể ăn uống.

Những thực phẩm giữ ấm cơ thể vào mùa đông

Để giữ ấm cơ thể và phòng chữa các bệnh dễ gặp vào mùa đông, các bạn nên ăn nhiều những thực phẩm sau:

Tỏi: Tỏi được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên, giúp bạn phòng chữa cảm cúm, cảm lạnh, ăn nhiều tỏi còn phòng ngừa được ung thư, các bệnh về tim mạch. Trong bữa ăn hằng ngày bạn nên thêm chút tỏi, không những làm cho món ăn thêm đậm đà mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, giúp bạn vượt qua cái lạnh của mùa đông.

Đậu đen: Có tính bình, vị ngọt, tác dụng nhuận tràng bổ huyết, ăn nhiều đậu đen sẽ phòng được nhiều bệnh vào mùa đông. Bạn có thể nấu chè đậu đen bằng cách cho đậu đen vào nồi áp suất, nấu khoảng 40 phút cho đậu thật mềm, hoặc làm bữa ăn phụ cho gia đình ngày đông sẽ rất ấm áp, lại bổ dưỡng.

Rau cải: Thực phẩm màu xanh thẫm chứa nhiều vitamin, canxi, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp phổi khỏe hơn, bạn có thể chế biến nhiều món ăn với rau cải như xào, luộc, nấu canh... vừa bổ sung dưỡng chất vừa làm phong phú thêm bữa cơm gia đình.

Khoai lang: Giàu chất xơ, ít béo, ít calo, nhiều vitamin và chất ôxy hóa, khoai lang giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa hiệu quả sự xâm nhập của các loại virut, vi khuẩn thường sinh sôi, phát triển vào mùa đông. Khoai lang còn có tác dụng trị táo bón rất tốt, nếu bạn thường bị táo bón hãy ăn nhiều khoai lang nhé.

Thịt đỏ: Thịt đỏ giàu đạm, nhiều sắt, vitamin, khoáng chất giúp chống lạnh, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, thịt bò, thịt cừu là những loại thịt màu đỏ tiêu biểu, ăn nhiều giữ ấm cơ thể, bồi bổ khí huyết, chữa chứng thiếu máu. Bên cạnh đó rau củ quả màu đỏ cũng có tác dụng tương tự, nhớ ăn càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe.

Nước trà gừng đường phèn: Gừng từ lâu đã được biết như một vị thuốc quý do thiên nhiên trao tặng. Gừng có tính nóng, là thực phẩm giữ ấm rất tốt cho cơ thể vào mùa đông. Đặc biệt, trong gừng còn chứa khương lạt tố có tác dụng kích thích đối với tim và huyết quản, có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu, làm tăng cảm giác ấm áp cho cơ thể. Đập dập một miếng gừng, cho vào cốc nước nóng khuấy đều cùng đường phèn. Đường phèn không những làm tăng cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng làm ấm cơ thể. Tùy vào khẩu vị từng người để tăng hay giảm lượng gừng cũng như lượng đường phèn cho phù hợp.

Điều cần làm để giữ ấm cơ thể trong mùa đông

• Chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng,... Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.

• Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều vào ban đêm vì điều này sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và hoạt động yếu đi - Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, ví dụ như thực phẩm chiên và pho mát. Những thực phẩm này sẽ làm bạn tăng cân nhanh chóng.

• Chọn uống các loại trà thảo dược như xanh, trà hoa nhài và hoa cúc... vì các thức uống này chứa ít caffeine hơn cà phê. Không nên uống rượu, bia khi đi ra ngoài trời lạnh, tránh bị đột quỵ.

• Không nên ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.

• Duy trì tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, có sức khỏe tốt hơn, phòng chống bệnh tật.

• Tuyệt đối không tắm khuya, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió,...

Theo BS. Trần Kim Anh

Sức khoẻ & Đời sống