Đừng uống cà phê sáng khi bụng rỗng!

(Dân trí) - Trước khi làm những việc khác, bạn cần uống cà phê đầu tiên để lấy năng lượng. Tuy nhiên, uống cà phê khi bụng rỗng có nên?

Đừng uống cà phê sáng khi bụng rỗng! - 1

Vấn đề duy nhất khi bạn uống cà phê trước ăn là khiến axit dạ dày tăng tiết. Nếu hệ tiêu hóa có xu hướng nhạy cảm, nó có thể làm hỏng lớp bảo vệ dạ dày, khiến chứng ợ nóng, khó tiêu hay IBS trở nên tồi tệ hơn.

Uống cà phê khi bụng rỗng cũng làm tăng các biểu hiện lo lắng, tăng nhịp tim, thêm khó chịu và khó cóthể tập trung.

Một lý do khác không nên uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng là bởi nó có liên quan với nhịp sinh học của cơ thể, vốn chịu trách nhiệm tăng tiết hoóc môn cortisol khi stress và cả khi mức năng lượng thay đổi.

Mức cortisol của cơ thể sẽ đạt cao nhất vào 8-9h sáng, giúp cơ thể thức dậy tự nhiên. Tuy nhiên, uống cà phê khi đói có thể làm giảm mức cortisol. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải uống nhiều cà phê hơn để cảm thấy tỉnh táo và cơ thể sẽ ngày càng phụ thuộc vào cốc cà phê sáng.

Trong khi đó, thời điểm tốt nhất để uống cà phê là trong khoảng 10-12h sáng.

Vì vậy, uống cà phê khi bụng rỗng là không tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng: “Tôi uống cà phê sáng bao nhiêu năm nay đâu có sao” thì bạn hãy cứ tiếp tục.

Còn nếu bạn thấy mình có tình trạng rối loạn tiêu hóa, lo lắng nhưng không muốn bỏ uống cà phê khi vừa tỉnh giấc thì hãy uống 1 cốc nước lớn trước khi uống cà phê.

Còn theo chuyên gia dinh dưỡng Leslie Langevin, tốt nhất nên ăn sáng trước khi uống cà phê. Và nếu bạn thực sự lo lắng về lượng hoóc môn cortisol trong cơ thể thì chỉ nên uống cà phê sau khi thức dậy khoảng 1 tiếng.

Nhân Hà

Theo popsugar