1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại khi nào?

(Dân trí) - Ở một số địa phương hiện có nhiều người bị chó dại cắn và có trường hợp đã tử vong vì không được xử trí phù hợp, kịp thời. Ngoài việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, trong một số trường hợp cần phải dùng globulin miễn dịch chống bệnh dại để đạt hiệu quả tốt hơn.

Cấp cứu một người bị bệnh
dại đang lên cơn (ảnh internet)
Cấp cứu một người bị bệnh dại đang lên cơn (ảnh internet)

Xử lý vết chó cắn

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây nên. Người bị nhiễm vi rút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.

Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do chó bị bệnh dại cắn hoặc cào... Nước dãi của các chó nhiễm bệnh có nhiều vi rút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng vi rút dại được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có hai thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.

Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người.

Chó là nguồn gây bệnh dại
phổ biến, chiếm tỷ lệ 97% (ảnh internet)
Chó là nguồn gây bệnh dại phổ biến, chiếm tỷ lệ 97% (ảnh internet)

Phân biệt globulin miễn dịch chống bệnh dại và huyết thanh kháng dại

Globulin miễn dịch chống bệnh dại có tên quốc tế chung là Rabies immunoglobulin, viết tắt là RIG (Rabies immune globulin) là loại thuốc tạo miễn dịch thụ động. Đây là một dung dịch tiêm đậm đặc, vô khuẩn, không có chí nhiệt tố. Chúng có chứa từ 10 đến 18% protein, trong đó lượng immunoglobulin G đơn phân tử có ít nhất 80% gamma globulin, IgG. Dung dịch đậm đặc này được điều chế từ huyết tương hoặc huyết thanh của người trưởng thành khỏe mạnh đã được tạo miễn dịch bằng vắc-xin dại. Huyết tương và huyết thanh này không chứa kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B (HBsAg). Chế phẩm được cô đặc bằng cách tách chiết phân đoạn trong ethanol lạnh. Hàm lượng kháng thể trung hòa vi rút dại được chuẩn hóa để chứa 150 IU đơn vị quốc tế/ml.

Huyết thanh kháng dại có tên khoa học là Rabies serum cũng là loại thuốc tạo miễn dịch thụ động. Mỗi 5 ml dung dịch tiêm chứa tối thiểu 1.000 IU đơn vị quốc tế huyết thanh kháng dại tinh khiết có nguồn gốc huyết thanh ngựa; phối hợp thêm tối đa 15 mg cresol là chất bảo quản và tá dược vừa đủ.

Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại; có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Vắc-xin phòng bệnh dại (ảnh internet)

Vậy vắc-xin phòng dại cần tiêm khi nào?

Cần tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị chó cắn trong các trường hợp vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó cắn; vết cắn không nặng và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm cắn con chó đang bị ốm; những người bị chó cắn nhưng đến tiêm muộn thì tiêm phối hợp huyết thanh kháng dại không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như cán bộ thú y, người chăm sóc thú rừng, làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại... cũng cần phải được tiêm phòng vắc-xin dại.

Khi tiêm vắc-xin dại cần chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất; tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC; phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Đồng thời không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm; không dùng các thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

Khuyến nghị

Thực tế trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nổ lực cố gắng của ngành thú y và ngành y tế dự phòng nhưng bệnh dại vẫn xảy ra ở một số nơi và đã có một số trường hợp bị tử vong do không được xử trí phù hợp và kịp thời. Khi bị chó cắn, nhất là các trường hợp nặng, phải biết cách sơ cứu, xử lý vết thương ban đầu; sau đó cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp bằng cách tiêm vắc-xin dại phối hợp với globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại hoặc huyết thanh kháng dại theo quy định của bác sĩ nhằm chủ động ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra. Mọi sự chậm trễ sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại khi nào?

Ở một số địa phương hiện có nhiều người bị chó dại cắn và có trường hợp đã tử vong vì không được xử trí phù hợp, kịp thời. Ngoài việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, trong một số trường hợp cần phải dùng globulin miễn dịch chống bệnh dại để đạt hiệu quả tốt hơn.

Cấp cứu một người bị bệnh dại đang lên cơn (ảnh internet)

Xử lý vết chó cắn

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây nên. Người bị nhiễm vi rút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.

Bệnh dại là bệnh chủ yếu xảy ra ở động vật máu nóng như chó, mèo. Người mắc bệnh dại là do chó bị bệnh dại cắn hoặc cào... Nước dãi của các chó nhiễm bệnh có nhiều vi rút dại sẽ truyền sang người qua vết cắn, vết cào hoặc qua vết thương trầy xước trên da.

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng vi rút dại được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có hai thể lâm sàng là thể hung dữ và thể liệt.

Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người.

Chó là nguồn gây bệnh dại phổ biến, chiếm tỷ lệ 97% (ảnh internet)

Phân biệt globulin miễn dịch chống bệnh dại và huyết thanh kháng dại

Globulin miễn dịch chống bệnh dại có tên quốc tế chung là Rabies immunoglobulin, viết tắt là RIG (Rabies immune globulin) là loại thuốc tạo miễn dịch thụ động. Đây là một dung dịch tiêm đậm đặc, vô khuẩn, không có chí nhiệt tố. Chúng có chứa từ 10 đến 18% protein, trong đó lượng immunoglobulin G đơn phân tử có ít nhất 80% gamma globulin, IgG. Dung dịch đậm đặc này được điều chế từ huyết tương hoặc huyết thanh của người trưởng thành khỏe mạnh đã được tạo miễn dịch bằng vắc-xin dại. Huyết tương và huyết thanh này không chứa kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B (HBsAg). Chế phẩm được cô đặc bằng cách tách chiết phân đoạn trong ethanol lạnh. Hàm lượng kháng thể trung hòa vi rút dại được chuẩn hóa để chứa 150 IU đơn vị quốc tế/ml.

Huyết thanh kháng dại có tên khoa học là Rabies serum cũng là loại thuốc tạo miễn dịch thụ động. Mỗi 5 ml dung dịch tiêm chứa tối thiểu 1.000 IU đơn vị quốc tế huyết thanh kháng dại tinh khiết có nguồn gốc huyết thanh ngựa; phối hợp thêm tối đa 15 mg cresol là chất bảo quản và tá dược vừa đủ.

Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại; có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ; có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Vắc-xin phòng bệnh dại (ảnh internet)

Vậy vắc-xin phòng dại cần tiêm khi nào?

Cần tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị chó cắn trong các trường hợp vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó cắn; vết cắn không nặng và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm cắn con chó đang bị ốm; những người bị chó cắn nhưng đến tiêm muộn thì tiêm phối hợp huyết thanh kháng dại không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như cán bộ thú y, người chăm sóc thú rừng, làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại... cũng cần phải được tiêm phòng vắc-xin dại.

Khi tiêm vắc-xin dại cần chú ý phải tiêm đủ liều theo quy định của nhà sản xuất; tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vắc-xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC; phải tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

Đồng thời không được làm việc quá sức, không uống rượu, không dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm; không dùng các thuốc corticoides, ACTH, thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

Khuyến nghị

Thực tế trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nổ lực cố gắng của ngành thú y và ngành y tế dự phòng nhưng bệnh dại vẫn xảy ra ở một số nơi và đã có một số trường hợp bị tử vong do không được xử trí phù hợp và kịp thời. Khi bị chó cắn, nhất là các trường hợp nặng, phải biết cách sơ cứu, xử lý vết thương ban đầu; sau đó cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp bằng cách tiêm vắc-xin dại phối hợp với globulin miễn dịch đặc hiệu chống bệnh dại hoặc huyết thanh kháng dại theo quy định của bác sĩ nhằm chủ động ngăn ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra. Mọi sự chậm trễ sẽ có nguy cơ dẫn đến tử vong.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh