Dưa chuột làm thuốc

Dưa chuột có tác dụng giải khát, chữa đau họng. Trẻ nhỏ bị nhiệt lị có thể cho ăn dưa chuột non cắt miếng trộn mật ong. Vỏ dưa chuột sắc uống có thể chữa bệnh vàng da.

Dưa chuột còn gọi là hoàng qua, hồ qua, ngũ qua, thích qua. Là quả của cây dưa leo thực vật họ bầu bí. Tính mát, vị ngọt.

 

Thành phần chính có: đường glucose. Thường khí có acid cafeic, acid lục nguyên, nhiều chất có gốc acid amin dễ phân li, vitamin C, dầu dễ bay hơi. Ðầu quả dưa chuột thành phần chất đắng, A, B, C, D, caroten C có tác dụng kháng khối u, hơi độc. Vỏ và hạt dưa huột đều có thể dùng làm thuốc.

 

Tác dụng: giải nhiệt trừ thấp, lợi thủy, thông ruột, giải độc. Chủ yếu dùng cho khát, đau họng, mắt mờ do hỏa bốc, bỏng nước. Thường ăn dưa chuột có thể giảm béo.

 

Cách dùng: Ăn sống, ăn chín đều được. Dùng ngoài da ở dạng nước và dạng kem.

 

Kiêng kị: Dạ dày lạnh, thân yếu run không nên dùng.

 

1 - Trẻ con nhiệt lị: dưa chuột non rửa sạch cắt miếng trộn mật ong mà ăn.

 

2 - Trong người nóng, khát khó chịu: a- dưa chuột tươi 200g ăn sống ngày 1-2 lần; b- dưa chuột già 200g, gọt vỏ bỏ ruột, cắt miếng. Trộn đường ăn.

 

3 - Phù thủng nhẹ: vỏ dưa chuột 30g, sắc uống. Ngày 2-3 lần uống liên tục.

 

4 - Bệnh vàng da: vỏ dưa chuột 50 g (khô) sắc uống. Ngày 3 lần.

 

5 - Vòm họng sưng đau: một quả dưa chuột già, bỏ hạt, cho diêm tiêu vào đầy trong ruột quả. Phơi trong râm nghiền bột. Mỗi lần đau thổi thuốc vào chỗ đau.

 

6 - Bị bỏng lửa: một quả dưa chuột già tươi, giã nát, ép lấy nước đắp vào chỗ đau. Ngày 3 lần.

 

Theo Sách Thức ăn vị thuốc