1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Có nên đeo kính áp tròng đi ngủ?

(Dân trí) - Khi cảm giác buồn ngủ bắt đầu bao trùm và mí mắt trở nên nặng trĩu, bạn có thể rất ngại phải cố mở mắt để lấy kính áp tròng ra.

Nhưng đây là việc rất cần làm, theo nghiên cứu mới nhất của CDC.

Mang cả kính áp tròng đi ngủ có thể làm nguy cơ nhiễm trùng mắt tăng gấp 8 lần.

Và với 45 triệu người Mỹ đeo kính áp tròng, nhiễm trùng này có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.

Đeo kính sát tròng qua đêm có thể làm mắt bị thiếu oxy, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ 6 đến 8 lần. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn.
Đeo kính sát tròng qua đêm có thể làm mắt bị thiếu oxy, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ 6 đến 8 lần. Nhiễm trùng có thể gây tổn thương thị lực vĩnh viễn.

Đa số người Mỹ - 75% - cần dùng kính để hỗ trợ thị lực.

Mặc dù hầu hết mọi người dùng kính đeo mắt, song kính áp tròng giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn đối với 11% những người có thị lực không hoàn hảo.

Kính áp tròng có một số ưu điểm về an toàn, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời vì chúng sẽ không bị vỡ hoặc rơi.

Nhưng mắt là một cơ quan mong manh, và cần sự cân bằng thích hợp của nước muối, oxy cũng như dinh dưỡng tốt.

Kính áp tròng giúp bạn tránh mỏi mắt để nhìn rõ hơn.

Nhưng chúng cũng có thể khiến nhãn cầu bị “ngạt thở”, nhất là nếu đeo quá lâu.

Nếu không có đủ oxy, mắt dễ bị tổn thương bởi tất cả các loại vi khuẩn vốn sống hòa bình trên da hoặc trong miệng - như các vi khuẩn khác, như sởi hoặc thậm chí là bệnh lây qua đường tình dục - nhưng không thuộc về mắt.

Kết mạc, lớp màng ngoài cùng bao phủ mắt, bình thường sẽ mang lại sự bảo vệ vững chắc chống lại những tác nhân xâm nhập này.

Nhưng thiếu oxy khiến hàng rào bảo vệ bị suy yếu và tạo ra những lỗ thủng nhỏ ở giác mạc cho phép vi khuẩn xâm nhạp.

Điều này có thể gây viêm giác mạc nhiễm trùng, nếu không chữa trị, có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn và mù lòa.

Năm 2010 - năm gần đây nhất mà CDC có dữ liệu toàn diện - một triệu người đã phải đến các phòng cấp cứu trên khắp nước Mỹ để điều trị nhiễm trùng mắt.

Chỉ 1.075 trường hợp trong số đó có liên quan đến kính áp tròng, nhưng báo cáo mới nhất cho thấy ngủ quên trong khi vẫn mang kính là lý do hay gặp nhất khiến kính áp tròng gây hại cho người đeo.

“Trong số nhiều hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc liên quan đến kính áp tròng, thì mang kính đi ngủ là một trong những hành vi nguy hiểm nhất và là một trong những hành vi được báo cáo phổ biến nhất ở những người sử dụng kính áp tròng, cả thanh thiếu niên và người lớn”, báo cáo của CDC cho biết.

Những việc làm này rất phổ biến, với khoảng 1/3 số người sử dụng kính áp tròng thừa nhận rằng thỉnh thoảng họ bị ngủ quên hoặc chợp mắt khi vẫn mang kính áp tròng.

Các nhà nghiên cứu đã tổng kết 6 nghiên cứu điển hình chứng minh lý do tại sao nên bỏ thói quen này.

Một thiếu nữ 17 tuổi thường xuyên mang kinh áp tròng mềm đi ngủ đã bị nhiễm trùng nặng đến nỗi nó trở thành vết loét trong mắt, gây sẹp giác mạc vĩnh viễn.

Một người đàn ông khác phát hiện nhiễm trùng mắt sau một chuyến đi săn hai ngày. Khi ông lau mắt sau khi tắm và nghe thấy tiếng “tách”. Bệnh nhân cũng bị loét giác mạc nhưng tình trạng còn tệ hơn nhiều.

Ông phải ghép giác mạc khẩn cấp, và cho dù đã mổ đục thủy tinh thể một năm sau đó, thị lực cũng sẽ không bao giờ phục hồi hoàn toàn.

Một thanh niên 18 tuổi, đã đã đeo kinh áp tròng loại không cần kê đơn để trang trí. Bệnh nhân thường đeo kính đi ngủ và đã đeo được một năm. Các bác sĩ đã giúp điều trị khỏi nhiễm trùng, nhưng thị lực vẫn bị ảnh hưởng vĩnh viễn.

CDC lưu ý rằng tất cả các loại kính áp tròng đều được quản lý và không ai được nhận chúng - ngay cả khi không dùng để điều chỉnh thị lực - mà không có đơn bác sĩ.

Cơ quan này cảnh báo rằng, trong khi một số loại kính áp tròng được cho phép đeo qua đêm, nhưng tốt hơn là đừng làm vậy.

FDA xếp kính áp tròng có thể đeo qua đêm trong cùng một nhóm với máy tạo nhịp tim, bởi vì chúng có “nguy cơ gây hại lớn nhất”, theo báo cáo của CDC.

Cẩm Tú

Theo DM