1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đau nửa đầu dữ dội vì… sán làm ổ trong não

(Dân trí) - Chỉ chậm 30 phút nữa thì có lẽ Luis Ortiz đã không qua khỏi. Chàng sinh viên 26 tuổi này bị những cơn đau đầu dữ dội mà ban đầu cứ tưởng là bệnh đau nửa đầu hoặc say nóng. Nhưng các bác sĩ đã phát hiện ra một con sán dây trú ngụ trong não của anh.

Khi bắt đầu bị những cơn đau hành hạ, Luis Ortiz đã sợ rằng mình trở thành một nạn nhân của bệnh đau nửa đầu hoặc say nóng.

Bởi cứ sau một ngày trượt ván, cái đau càng dữ dội hơn.

Khi chàng sinh viên 26 tuổi bắt đầu bị chóng mặt và nôn thì mẹ của Luis vội vã đưa con đến bệnh viện.

Tại đó, các bác sĩ phòng cấp cứu của Trung tâm y học thung lũng Nữ hoàng ở Napa, Mỹ, đã phát hiện ra một con sán dây nằm trong não của chàng thanh niên.

Sử dụng máy nội soi, BS Soren Singel mở một lỗ trên hộp sọ của Luis, sát lông mày của anh. Ông cho biết: “Chúng tôi đưa camera vào giữa não và gắp con sán ra”. Bên phải là hình ảnh minh họa của sán dây
Sử dụng máy nội soi, BS Soren Singel mở một lỗ trên hộp sọ của Luis, sát lông mày của anh. Ông cho biết: “Chúng tôi đưa camera vào giữa não và gắp con sán ra”. Bên phải là hình ảnh minh họa của sán dây

Con vật không chỉ “đục khoét” trong đầu của bệnh nhân, mà nó còn suýt nữa giết chết chàng thanh niên sau khi Luis rơi vào hôn mê.

Hình chụp cho thấy con sán, và các bác sĩ đã phải đặt một dẫn lưu để làm giảm phần nào áp lực trong não.

BS Soren Singel, người điều trị cho Luis, cho biết bệnh nhân đã rất may mắn vì đến viện kịp thời.

Con sán đã tạo thành kén làm tắc nghẽn lưu thông dịch đến một số vùng của não, gây ra tác động giống như một cái chai bị nút chặt.

Chỉ muộn nửa giờ nữa là “bệnh nhân sẽ chết”, bác sĩ Singel nói.

Luis Ortiz kể lại: “Tôi không thể tin được lại có chuyện như vậy xảy ra với mình. Tôi không hề biết có một con kí sinh trùng như vậy trong đầu đang lăm le cướp đi mạng sống của tôi”.

BS Singel cho biết việc ông và đồng nghiệp phải điều trị cho người bị nhiễm sán không phải là ít.

Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp sán sẽ chết trong não và không đe dọa tính mạng người bệnh.

Ông cho biết con sán dây vẫn còn “ngọ ngoạy” khi được gắp ra khỏi đầu của bệnh nhân.

Con vật có kích thước khoảng 1,6mm, còn cái nang chứa con sán có kích thước 8,5mm.

Sau khi suýt cướp mất mạng sống của nạn nhân, con sán dây vẫn để lại tác động lớn cho cuộc sống của chàng trai 26 tuổi. Anh buộc phải nghỉ học và về nhà để hồi phục.

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm sán dây

Sán dây là loại kí sinh trùng thân dẹt và sống trong ruột của một số động vật, động vật bị nhiễm bệnh do uống nước hoặc ăn phải thức ăn nhiễm sán.

Sán có thể đi vào đường ruột của người nếu bệnh nhân ăn phải thịt của động vật bị nhiễm sán chưa được nấu chín kỹ.

Thường thì sán có thể nhiễm vào người từ thịt lợn và cá.

Cũng có thể bị nhiễm sán dây lợn từ thực phẩm được chế biến bởi người bị bệnh sán.

Vì sán dây có thể ra ngoài theo phân, nên nó có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu không rửa sạch tay đúng cách.

Do đó, cần lưu ý:

- Rửa tay thật kĩ trước và sau khi sử dụng nhà vệ sinh

- Không ăn thịt và cá sống

- Nấu cho đến khi toàn bộ miếng thịt đạt tới nhiệt độ ít nhất là 63oC

Còn với thịt xay, đun nóng tới 71oC

Để miếng thịt trong ít nhất 3 phút trước khi ăn

Đông lạnh thịt ở nhiệt độ -20oC trong ít nhất 24 h để diệt sán dây

Khi đi xa nhà luôn đảm bảo ăn trái cây và rau nấu chín, đun sôi trong nước đã xử lý hóa chất.

Cẩm Tú

Theo DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm