Dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn 2

Hà An

(Dân trí) - Vàng da, thay đổi màu sắc nước tiểu, đau vùng bụng trên, giảm cân… có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu.

Ung thư tuyến tụy chia làm 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Xuất hiện khối u trong tuyến tụy, kích thước chỉ dưới 2cm, hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh.

- Giai đoạn 2: Khối u đã có kích thước trên 2cm và dưới 4cm, xâm lấn đến các mô lân cận tuyến tụy nhưng chưa ảnh hưởng đến các mạch máu và tế bào ung thư có thể hiện diện ở các hạch bạch huyết xung quanh.

- Giai đoạn 3: Khối u có thể đạt kích thước trên 6cm, tế bào ung thư xâm lấn vào các mạch máu và di căn tới nhiều hạch bạch huyết cũng như các cơ quan lân cận. 

- Giai đoạn 4: Khối u có thể đạt bất kỳ kích thước nào, xâm lấn đến những bộ phận xa hơn như gan, phổi, màng bụng…

Dấu hiệu ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 - 1

Ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 là khi ung thư vẫn còn trong tuyến tụy và có thể đã lan đến một vài hạch bạch huyết gần đó. Bệnh chưa lây lan đến các mô hoặc mạch máu lân cận, hay lây lan đến các vị trí khác trong cơ thể.

Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, bao gồm cả giai đoạn 2. Đó là vì bệnh không gây ra các triệu chứng có thể phát hiện được.

Các triệu chứng ở giai đoạn đầu này có thể gồm:

- Vàng da

- Thay đổi màu sắc nước tiểu

- Đau hoặc đau ở vùng bụng trên

- Giảm cân

- Ăn mất ngon

- Mệt mỏi

Điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, thuốc trúng đích… Bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp điều trị để giúp thu nhỏ khối u và ngăn ngừa di căn có thể xảy ra. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 là khoảng 30%.

Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tụy

Trong khi nguyên nhân của loại ung thư này là không rõ, có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư tuyến tụy. Bạn có thể có nguy cơ gia tăng nếu bạn:

- Hút thuốc lá - 30% trường hợp ung thư có liên quan đến hút thuốc lá.

- Béo phì.

- Không tập thể dục thường xuyên.

- Ăn chế độ ăn giàu chất béo.

- Uống nhiều rượu.

- Bị bệnh tiểu đường.

- Làm việc với thuốc trừ sâu và hóa chất.

- Bị viêm mãn tính của tuyến tụy.

- Bị tổn thương gan.

- Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tụy hoặc các rối loạn di truyền nhất định có liên quan đến loại ung thư này.

- DNA của bạn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn và các điều kiện bạn có thể phát triển. Bạn có thể thừa hưởng các gen sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy.