1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cùng con chinh phục thử thách thể lực và tâm lý

(Dân trí) - Nếu các câu hỏi về dinh dưỡng tập trung nhiều vào chế độ ăn nào, bổ sung vi chất ra sao giúp phát triển tối đa về cân nặng, chiều cao thì những chia sẻ về tính cách, thói quen của trẻ vừa cụ thể vừa tiêu biểu cho những lo lắng thường gặp của nhiều phụ huynh.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/92/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp;Theo dõi phần trả lời trực tuyến tại đây</b></a>

Buổi Tư vấn trực tuyến

Buổi Tư vấn trực tuyến Dinh dưỡng, tâm lý cho trẻ 4-12 tuổi 

 

Dinh dưỡng đảm bảo sức khoẻ

 

Tại buổi Tư vấn trực tuyến Dinh dưỡng, tâm lý cho trẻ 4-12 tuổi, vấn đề được bạn đọc ưu tiên hàng đầu là một chế độ ăn uống ra sao để con không quá gầy. Với những trường hợp này PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên rằng:

 

- Thay đổi thực phẩm thường xuyên (mỗi ngày nên ăn 15-20 loại thực phẩm khác nhau, mỗi thứ một chút)

 

- Ngoài đạm, đường, bột trẻ còn chất các chất dinh dưỡng thiết yếu, cần cho sự tăng trưởng của trẻ như các vitamin: A, E,C,B, axit folic và các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, iot....

 

- Nên sử dụng các thịt có béo như nạc vai, hay ăn các món xào rán để có nhiều chất béo cháu sẽ tăng cân tốt.

 

- Nên được uống sữa có tăng cường vi chất, giàu vitamin, đặc biệt là khi bữa ăn truyền thống thường thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng

 

- Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và enzym tiêu hóa sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

 

Về vấn đề có nên bổ sung vitamin, khoáng chất, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khẳng định: “Việc bổ sung vitamin, khoáng chất là theo nhu cầu dinh dưỡng của các cháu, căn cứ theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới hay của Viện dinh dưỡng để đảm bảo cho các cháu phát triển tốt về cân nặng và chiều cao. Điều này không ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm của các cháu nên các mẹ cứ yên tâm thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ”.

 

Quan trọng là hiểu con

 
BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang

BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang

Bố mẹ có con ở lứa tuổi 4-12, đặc biệt là khi bắt đầu vào lớp 1, phải đối mặt với rất nhiều thử thách về tính cách, thói quen, sở thích của trẻ.

 

Với thử thách liên quan tới giai đoạn chuyển từ mầm non sang tiểu học, trong câu hỏi cụ thể “Con gái tôi 5 tuổi và chuẩn bị vào lớp Một. Cháu rất háo hức nhưng cũng rất lo lắng, hay hỏi tôi về trường và lớp mới, thầy cô, bạn bè… Tôi phải làm gì để chuẩn bị tâm lý cho cháu trước thử thách này?”, BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang khuyên nên chuẩn bị tư tưởng cho con. “Bước vào lớp 1 có nghĩa là cháu đã tròn 6 tuổi nhưng không có nghĩa cháu thích nghi đủ với môi trường học tập lớp 1 này… Do đó, cha mẹ cần giúp cháu hiểu mình đã lớn bằng cách giải thích việc học lớp 1 tuy khó hơn nhưng cũng rất vui và giúp con tự lập. Tiến trình này cần được chuẩn bị sớm và kiên trì để cháu hợp tác”, BS Trang nói.

 

Về vấn đề tự lập của trẻ, BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Chuyên viên Tâm lý lâm sàng Nhi khoa, BV Nhi đồng 1, khẳng định: “Thương con tích cực có nghĩa là giúp con lớn lên”.

 

Theo đó, với băn khoăn: “Con tôi đã 9 tuổi nhưng vẫn chưa biết tự vệ sinh cá nhân. Tôi lo con sắp vào cấp 2 mà vẫn vậy thì không ổn? Có cách nào để bé tự giác làm việc này nhưng không mang cảm giác là mẹ hết thương mình không?”, BS Trang khuyên: “Bản thân chị có nghĩ sẽ không còn là một người mẹ tốt nếu không giúp con làm mọi việc. Chúng ta chỉ nên làm cha mẹ đủ tốt: giúp con hiểu cháu có thể làm được một số việc cá nhân với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cha mẹ, dần dần cháu sẽ thành thục và khéo léo hơn”.

 

Về vấn đề nhút nhát, rụt rè, BS Trang cho biết: “Muốn trẻ mạnh dạn hơn, cha mẹ nên trò chuyện thường xuyên với con, ăn cơm chung, cùng nhau đi công viên, nhà sách và cùng trò chuyện với bạn của cháu, với những người hàng xóm khi có mặt cháu, khích lệ cháu tham gia trò chuyện, chơi chung với bạn. Bên cạnh đó, ở nhà nên động viên cháu làm một số việc cá nhân như tự soạn sách vở, xếp quần áo, dọn đồ chơi của mình… khi cháu thấy được khả năng của mình, cháu sẽ tự tin hơn ở môi trường ngoài gia đình” và “Với trẻ trai sau 6 tuổi cần gần gũi với cha để đồng nhất hình ảnh của mình với người cha, từ đó sẽ phát triển giới tính tốt và tự tin”.

 

Đối với những trẻ có em bé, sự chuẩn bị tâm lý cho trẻ và cả gia đình trước khi sinh là rất quan trọng. Bởi trong khi mẹ bận bịu với em bé mới sinh, trẻ lớn cần có người thay mẹ chăm sóc, giúp cháu đỡ cô đơn; giảm bớt căng thẳng, lo lắng vì sợ mẹ không còn thương mình nữa.

 

Với những trường hợp tâm lý đặc biệt, cần phải có sự trao đổi kỹ càng, BS Quỳnh Trang nên đưa cháu đến chuyên gia tâm lý. Và để phòng ngừa cũng như hỗ trợ trong điều trị tâm lý thì phụ huynh nên đăng ký tham gia ngay CLB mẹ 20+ do nhãn hàng Dutch Lady tài trợ tại trang web www.dutchlady.com.vn.

 

Nhân Hà (tổng hợp)