1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Con người thông minh nhờ đâu?

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới gợi ý rằng động vật linh trưởng và con người có bộ não lớn hơn là kết quả của việc tìm kiếm thức ăn chứ không phải vì chúng được phát triển trong xã hội.

Thông minh nhờ tìm kiếm thức ăn

Các phát hiện gợi ý rằng con người phát triển bộ não lớn hơn là nhờ tìm kiếm thức ăn.
Các phát hiện gợi ý rằng con người phát triển bộ não lớn hơn là nhờ tìm kiếm thức ăn.

Các nhà nghiên cứu ĐH New York đã kiểm tra hơn 140 loài linh trưởng (nhiều gấp 3 lần so với những nghiên cứu trước đây). Họ đã tính đến lượng thực phẩm tiêu thụ - bao gồm lá, trái cây và protein động vật - cũng như nhiều thông số về hành vi xã hội, như quy mô nhóm, hệ thống xã hội và hệ thống giao phối.

Kết quả cho thấy kích thước não được dự đoán bởi chế độ ăn hơn là bởi các thông số khác về hành vi xã hội.

Họ phát hiện ra rằng những loài tồn tại chỉ dựa vào trái cây hoặc cả trái cây và lá cây được thấy là có bộ não lớn hơn những loài chỉ ăn lá cây.

Những loài động vật ăn tạp sống nhờ vào cả thịt và thực vật cũng có bộ não lớn hơn đáng kể so với những loài chỉ ăn lá cây.

Nhưng điều này không có nghĩa là ăn trái cây hoặc protein làm cho bộ não lớn hơn. Thay vào đó, nó cho thấy sự khác biệt trong sức mạnh trí óc của các loài khác nhau để kiếm được những loại thức ăn khác nhau.

Những kết quả này đặt ra nghi ngờ về "giả thuyết não bộ xã hội", cho rằng con người có bộ não lớn là nhờ các yếu tố liên quan đến xã hội.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York (NYU) quan tâm đến vì sao một số loài linh trưởng có bộ não lớn hơn ở .

Một giả thuyết được gọi là "giả thuyết não bộ xã hội" cho rằng con người và các động vật linh trưởng khác có bộ não lớn vì những hành vi xã hội của chúng.

Nhưng phát hiện của các nhà nhân chủng học ở NYU cho thấy có lẽ chế độ ăn mới là yếu tố quyết định.

Alex DeCasien, nghiên cứu sinh của trường đại học NYU và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Các chiến lược tìm kiếm phức tạp, cấu trúc xã hội và khả năng nhận thức có thể đã cùng tiến hóa trong quá trình tiến hóa của linh trưởng.

“Tuy nhiên, nếu câu hỏi là “Yếu tố nào, chế độ ăn hay xã hội, quan trọng hơn trong việc quyết định kích thước bộ não của các loài linh trưởng?’ thì nghiên cứu mới của chúng tôi gợi ý yếu tố đó là chế độ ăn”.

Toàn văn nghiên cứu được công bố trên tờ Nature Ecology and Evolution.

Ảnh

Hay nhờ đối phó với xung đột?

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Manchester gợi ý rằng linh trưởng phát triển bộ não lớn hơn để đối phó với xung đột.

Các phát hiện cho thấy những kỹ năng xã hội giúp các cá thể đối phó với sự xâm chiếm và cạnh tranh gây ra bởi việc sống trong những nhóm lớn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các mối liên hệ giữa quy mô nhóm, kích cỡ não và các hành vi hợp tác và mối quan hệ của chúng với các hành vi hung hăng đã dẫn đến những vụ xung đột, gọi là chủ nghĩa đối đầu.

Ba loài có mức độ đối đầu cao là khỉ đầu chó chacma capuchin và quần thể vượn cáo đuôi vòng trắng và đen, trong khi những loài có tỷ lệ đối đầu thấp nhất là vượn cáo nâu và khỉ rú đen.

Bà Veronica Cowl, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng kích cỡ não có thể là hệ quả của mức độ cạnh tranh cao ở các nhóm lớn.

"Có vẻ như các động vật linh trưởng não lớn đã phải phát triển những chiến lược để đối phó với tỷ lệ xung đột cao.

"Điều này đặc biệt quan trọng vì động vật linh trưởng được ghi nhận về nhận thức xã hội của chúng - ví dụ, chúng có thể hiểu được các mối quan hệ xã hội giữa các cá thể, đi theo các mối quan hệ xã hội và có thể phát triển các chiến lược xã hội".

Thay vào đó, nó cho thấy sự khác biệt về sức mạnh trí óc mà các loài khác nhau cần đến để kiếm được những loại thức ăn khác nhau.

DeCasien nói thêm: "Trái cây thường nằm phân tán về không gian và thời gian trong môi trường, và ăn trái cây thường bao gồm việc khai thác từ những nơi khó tiếp cận hoặc lớp vỏ bảo vệ

"Những yếu tố này kết hợp với nhau có thể dẫn đến nhu cầu cần có nhận thức phức tạp hơn và sự linh hoạt cao hơn ở các loài ăn trái cây".

Não bộ xã hội

Giả thuyết về não bộ xã hội xem sự phức tạp xã hội là động lực chính của sự phức tạp về nhận thức ở linh trưởng.

Nó gợi ý rằng áp lực xã hội cuối cùng đã dẫn đến sự tiến hóa của bộ não lớn ở người.

Một số nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kích thước não tương đối và quy mô nhóm.

Nhưng những nghiên cứu khác xem xét tác động của các hệ thống xã hội hoặc giao phối khác nhau đã cho thấy kết quả rất mâu thuẫn.

Điều này đặt ra câu hỏi về sức mạnh của giả thuyết não bộ xã hội.

Cẩm Tú

Theo DM