Cơm ngon mà bổ

(Dân trí) - Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam, nhưng chưa hẳn bà nội trợ nào cũng biết cách nấu cơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng.

1. Nấu cơm bằng nước sôi, đầy đủ dinh dưỡng

 

Với sự xuất hiện của nồi cơm điện, việc nấu cơm của các bà nội trợ được giảm đi đáng kể. Thay vì phải chờ nước sôi rồi mới cho gạo vào như trước thì nay chỉ cần cho gạo vào ngay khi nước lạnh, sau đó ấn nút. Vậy là khi trở về, bạn đã có 1 nồi cơm ngon, dẻo.

 

Nhưng bạn có biết, gạo ngâm lâu trong nước lạnh sẽ nở ra, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước. Khi nước được đun sôi ở nhiệt độ cao, các vitamin B1 cũng sẽ bị phân hủy theo.

 

Ở 1 số tỉnh, thành nông thôn, trong quá trình lọc nước, người dân còn cho thêm các dụng cụ gạn và bột tẩy trắng. Các chất này mặc dù có thể diệt được vi khuẩn trong nước, vô hại với sức khỏe con người, nhưng cũng vô hình chung cũng phân hủy luôn vitamin B1 và các chất dinh dưỡng khác có trong gạo.

 

2. Nấu cơm đúng cách

 

Cách nấu cơm đúng nhất đó là chờ nước sôi già sau đó mới cho gạo vào như thế gạo không những hút được nước mà còn tăng được nhiệt. Protein gặp nóng sẽ co lại, khiến cho hạt gạo không bị vỡ ra. Hơn nữa, trong quá trình đun sôi nước, lượng protein kết tủa như một lớp màng bảo vệ vitamin B, tránh bị tan trong nước.

 

Sau khi cho gạo vào, nên vặn nhỏ lửa, để lượng nước bốc hơi ít. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

 

3. Để cơm có vị thơm, ngon

 

Không hẳn cứ dùng loại gạo ngon, đắt tiền là bạn sẽ có 1 nồi cơm ưng ý. Dùng nước chè nấu cơm không những giúp cơm có vị thơm, ngon mà lại có màu sắc đẹp mắt.

 

Ăn cơm được nấu bằng nước chè vừa có thể giảm bớt lượng mỡ dư thừa, sạch miệng, giúp phòng tránh các bệnh về đường tim mạch.

 

Những người ở độ tuổi trung niên, thường xuyên ăn cơm nấu bằng nước chè còn có thể làm mềm các tĩnh mạch, từ đó giảm các nguy cơ suy nhược thần kinh thể tim mạch.

 

Lan Thu

Theo food

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả