Có nên uống nước quá lạnh khi nóng, khát?

Mùa hè nắng nóng ra nhiều mồ hôi, khát nhiều nên phải uống nhiều nước. Nhưng tôi nghe nói uống nước đá không hết khát nhanh bằng uống nước hơi âm ấm, vì sao? (Hoàng Thị Hoan, Phú Thọ)

 

Có nên uống nước quá lạnh khi nóng, khát?  - 1


 

Mùa hè nắng nóng, khi lao động, tập luyện, đi lại... mồ hôi ra nhiều làm cho chúng ta rất khát nước. Vừa nóng vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh vì nghĩ là sẽ mát và đỡ khát. Nhưng sự thực lại không đúng như vậy. Vì các phân tử nước trong nước uống lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

 

Trái lại trong nước uống nóng, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. Do đó uống nước đá lạnh không hết khát nhanh bằng uống nước nóng, hoặc hơi âm ấm. Nếu bạn thường xuyên uống lạnh sẽ bị thiếu nước cung cấp cho tế bào.

 

Mặt khác tuy đồ uống lạnh có làm ta sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được nên làm tăng nguy cơ sốt. Tuy nhiên để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể khi nóng và khát, chúng ta có thể uống nước lạnh khoảng 8-15oC, với các loại nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía... và uống nên từ từ.

 

Nếu bạn uống lạnh quá mức cho phép sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy cấp.

 

Theo BS. Bùi Thị Thu Hương

Sức khỏe và Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm