1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chuyên gia mách bạn nhận biết sớm suy tim

(Dân trí) - Suy tim là trạm dừng chân cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch. Chẩn đoán sớm suy tim là yếu tố then chốt để ngăn chặn tiến triển từ bệnh tim mạch đến suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Chuyên gia mách bạn nhận biết sớm suy tim - 1

GS. Phạm Gia Khải – Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch sẽ giúp độc giả và người bệnh cách nhận biết đúng những dấu hiệu của suy tim dựa trên những biểu hiện chính là: khó thở, ho khan dai dẳng, phù đau thắt ngực, kiệt sức.

Thưa Giáo sư, vì sao khó thở lại là dấu hiệu đặc trưng của suy tim. Khó thở trong suy tim khác với khó thở do các bệnh khác như thế nào?

Khó thở đúng là triệu chứng quan trọng trong suy tim. Theo quan điểm của tôi và nhiều bác sỹ lâm sàng khác thường dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán chứ không chia suy tim thành các độ 1, 2, 3, 4. Cụ thể:

Khi gắng sức không khó thở là giai đoạn 0.

Khó thở độ 1: Khó thở khi gắng sức. Ví dụ: lên thang gác 20 bậc thì không sao nhưng từ bậc 20, 21 thì khó thở xuất hiện, hoặc đi hết 1 dãy nhà không sao nhưng sang dãy thứ 2 thì bắt đầu thấy khó thở.

Khó thở độ 2: Khó thở khi không cần gắng sức, chỉ làm việc nhẹ cũng thấy triệu chứng này xuất hiện. Ví dụ: chỉ bê chậu rửa mặt cũng thấy khó thở.

Khó thở độ 3: Làm việc thông thường như đánh răng, rửa mặt cũng thấy khó thở.

Khó thở độ 4: Không làm gì, chỉ nằm nghỉ ngơi cũng thấy khó thở.

Phân loại như trên sẽ cụ thể hơn. Còn phân biệt khó thở trong suy tim với khó thở do các bệnh khác như sau:

Khó thở do suy tim là khó thở vào và khó thở ra.

Khó thở do hen phế quản thì khó thở ra là chính.

Nhưng thực tế sự phân biệt này cũng chỉ tương đối và rất khó vì khó thở do hen tim cũng khó thở ra nhưng hen tim lại hay đi kèm bệnh: suy mạch vành, tăng huyết áp. Nếu dựa vào triệu chứng khó thở để nghi ngờ suy tim thì theo tôi nên dựa vào cách phân loại độ 1, độ 2, độ 3, độ 4 như trên thì sẽ chính xác hơn.

Ngoài khó thở thì ho khan, ho dai dẳng cũng là triệu chứng thường gặp trong suy tim, đặc biệt là suy tim do tăng huyết áp hoặc hở van tim. GS có thể cho biết ho trong suy tim có đặc điểm gì khác so với ho do các bệnh về phổi?

Ho do suy tim thường xuất hiện khi gắng sức hoặc sẽ xuất hiện cùng khó thở độ 2, độ 3 mà chưa cần gắng sức. Thường là ho khan hoặc có lúc ho ra máu nhưng chủ yếu là ho khan.

Nhưng biểu hiện ho khan này còn phải xuất hiện cùng các yếu tố khác như khó thở đi kèm bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim. Nếu không có bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim hay kết quả điện tâm đồ thì chưa thể kết luận suy tim. Và rất có thể ho xuất phát từ nguyên nhân khác.

Tính chất ho trong suy tim có thể thấy ở những biểu hiện sau: Một là, đang ngồi mà nằm xuống thấp sẽ bị ho. Hai là gắng sức sẽ ho. Nếu các triệu chứng như thế thường xuyên xuất hiện thì phải nghĩ nguyên nhân là do tim. Tất nhiên nguyên nhân khác cũng có nhưng do tim nhiều hơn. Và ho ở đây thường là ho khan và có đôi khi là ho ra máu.

Thưa GS, người bệnh có thể tự nhận biết dấu hiệu phù do suy tim không? Và bằng cách nào?

Nếu bệnh nhân bị phù kết hợp với ho, khó thở thì rất có thể phù này là do suy tim. Những bệnh nhân này khi đã phát hiện phù đi kèm khó thở thì khi khám thường phát hiện thấy gan to (do ứ máu tại gan)

Phù là dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Gan to cũng như vậy, là dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại biên. Vì thế, phù do suy tim thì có khả năng gan to. Còn phù không phải do suy tim thì có thể gan không to.

Đau ngực ở người bệnh suy tim có đặc điểm gì đặc biệt và có phải ai suy tim cũng bị đau ngực không thưa GS?

Không phải ai suy tim cũng đau ngực. Ví dụ suy tim do suy vành, tức thiếu máu cục bộ cơ tim ở một nhánh hoặc hai nhánh hay ba nhánh của động mạch vành bị hẹp, nhiệm vụ cung cấp máu cho phần cơ tim bị kém đi thì lúc đó bệnh nhân hay đau thắt ngực. Nhưng không phải lúc nào nguyên nhân đau ngực cũng do suy mạch vành.

Trong tất cả các trường hợp tim to ra thì đau ngực. Nếu tim không to ra mà vẫn suy tim thì sẽ không đau ngực.

Chúng ta có thể phòng suy tim bằng cách nào?

Trước tiên phải chuẩn đoán xem có suy tim hay không. Thứ hai là xem suy tim do nguyên nhân gì? Sau đó dựa vào các chẩn đoán lâm sàng. Nếu các dấu hiệu lâm sàng chưa rõ, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác thì dựa vào kết quả của các xét nghiệm hóa sinh, suy âm tim, điện tim để chẩn đoán thêm phần chính xác.

Trong trường hợp vừa khó thở do bệnh tim vừa do bệnh phổi, cần chú ý tới các xét nghiệm sinh hóa vì ở người suy tim creatinin tăng cao hơn nhiều ở những người bệnh về phổi.

Sau khi có những dữ kiện trên thì mới đưa ra phương pháp phòng suy tim chuẩn xác được

Giảm và cải thiện triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi do suy tim là cách nhanh nhất để người bệnh nhanh chóng trở về với cuộc bình thường. Vì vậy, không ít người bệnh mong muốn sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng hiệu quả điều trị. Vậy GS có thể cho họ lời khuyên về tiêu chí lựa chọn.

Tôi nghĩ là khi điều trị phải điều trị một cách toàn diện. Riêng về các loại thuốc điều trị suy tim thì chúng ta đều đã có thuốc đặc trị rồi. Đó là tây y,tuy nhiên bên cạnh đó, đông y chúng ta cũng có các sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị để giúp tim co bóp mạnh hơn.

Về tiêu chí lựa chọn thuốc hay thực phẩm chức năng phải chọn những công ty có uy tín. Sản phẩm phải được kiểm duyệt bởi những cơ quan có trách nhiệm. Sản phẩm cũng cần có nghiên cứu lâm sàng và được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước hoặc quốc tế. Không nên sử dụng bừa bãi, như thế sẽ rất nguy hiểm. Sau một thời gian sử dụng, người dùng và bác sỹ nên kiểm tra xem tác dụng, phản ứng lên cơ thể như thế nào bằng cách xét nghiệm các chỉ số gan, thận, máu, axit uric có tăng không. Tất cả các chỉ số không xấu đi thì chúng ta mới yên tâm dùng tiếp. Bởi mỗi người có một cơ địa và phản ứng với thuốc cũng như thực phẩm chức năng khác nhau.

Cảm ơn những chia sẻ của Giáo sư và kính chúc Giáo sư nhiều sức khỏe!

Chuyên gia mách bạn nhận biết sớm suy tim - 1

Tpbvsk Ích Tâm Khang là một giải pháp hỗ trợ tốt, có thể sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị nền.

(*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)