1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chăn nuôi an toàn sinh học là "vũ khí" chống dịch tả lợn châu Phi

(Dân trí) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, chăn nuôi sinh học đến giờ phút này là "vũ khí" duy nhất để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi và là nguyên lý nói chung ứng phó các loại dịch bệnh trên vật nuôi.

Hôm nay (11/7), tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức nghị toàn quốc triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo báo cáo, đến nay, đã có 733 xã, thuộc 202 huyện của 40 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong giai đoạn đầu dịch đã được ghi nhận lây lan tại 62 tỉnh, thành phố, chủ yếu phát sinh trong phạm vi nhỏ lẻ. Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy gần 3 triệu con.

Là bệnh dịch nguy hiểm trên lợn, chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh; vi rút tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền đa dạng, khó kiểm soát trong khi chăn nuôi hộ gia đình, nhỏ lẻ rất cao khó thực hiện các biện pháp an toàn sinh học các đại biểu cho rằng, trong phòng chống dịch cần đặc biệt lưu ý đến những hướng lây truyền của dịch tả lợn châu Phi nhất là ở cấp xã, huyện chưa có dịch; nguy cơ tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày, cũng như dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn.

Chăn nuôi an toàn sinh học là vũ khí chống dịch tả lợn châu Phi - 1

Quanh cảnh hội nghị.

Ông Nguyễn Văn Bách, Tổng giám đốc công ty Amavet nêu ý kiến: "Chúng ta phải hiểu được vi rút dịch tả lợn châu Phi là như thế nào, đặc điểm dịch tễ của vi rút để chúng ta ngăn chặn, đường lan truyền thế nào, thuốc gì có thể kiểm soát được. Bởi vì chúng ta không nhìn thấy nên trong việc triển khai các bước về an toàn sinh học rất cần thận trọng, tỉ mỉ và kiểm soát từng bước giải pháp chúng ta đưa ra. Để mà kiểm soát chúng ta phải tiêu hủy triệt để nhanh và đúng cách đối với lợn bệnh; phun thuốc sát trùng phải đúng cách, đúng liều lượng và chọn thuốc sát trùng phù hợp. Đồng thời phải thay đổi phương thức chăn nuôi và sử dụng thuốc bổ trợ nâng cao sức đề kháng của vật nuôi".

Bên cạnh việc rà soát và hoàn thiện các phương án phòng, chống dịch ở các cấp độ khác nhau, trong đó huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một số ý kiến đề nghị phải đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học; thúc đẩy xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm nhưng nếu nắm chắc nguyên lý và tổ chức trong hành động một cách triệt để có thể giảm thiểu được thiệt hại. Đặc biệt an toàn sinh học đến giờ phút này là "vũ khí" duy nhất để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi và là nguyên lý nói chung ứng phó các loại dịch bệnh trên vật nuôi.

"Xác định sống chung với diễn biến dịch hiện nay không có con đường nào khác để phát triển không vì chuyện này mà không tiếp tục phát triển chăn nuôi. Thực tiễn vừa qua có nhiều cách làm sáng tạo, kể cả trong chỉ đạo, ứng dụng vào 2 nhóm hộ: các trang trại, công ty chăn nuôi quy mô lớn vừa qua cá biệt có một số xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi nhưng áp dụng triệt để các biện pháp ứng phó xử lý bằng giải pháp tổng thể sinh học nhưng vẫn giữ được đàn lợn, không để thiệt hại" - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá.

Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm