Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bệnh nhân ung thư thường phải chịu nỗi đau rất lớn về thể xác và tinh thần, do những đợt điều trị cùng nỗi lo toan của gia đình. Chăm sóc giảm nhẹ là biện pháp nên được áp dụng song hành với người bệnh ung thư.

Vào năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến nghị: “Điều trị giảm nhẹ là một nhiệm vụ đạo đức của hệ thống y tế và là nghĩa vụ đạo đức của các chuyên gia y tế trong việc làm giảm bớt, xoa dịu nỗi đau và sự chịu đựng về thể chất, tâm lý xã hội hoặc tinh thần, bất chấp tình trạng bệnh lý có thể chữa khỏi hay không”.

Trong đó, chăm sóc giảm nhẹ là cách thức tiếp cận đa ngành để chăm sóc y khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị mắc một số bệnh, trong đó có bệnh nhân ung thư. “Chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân ung thư dành cho tất cả bệnh nhân đã có xác định ung thư. Quá trình chăm sóc giảm nhẹ cần được xây dựng bắt đầu từ khi bệnh nhân nhận ra bản thân mắc bệnh ung thư và diễn ra trong suốt quá trình diễn biến, điều trị bệnh”, ThS-BS Lê Thị Thanh Hồng - Cố vấn chuyên môn DNA Medical Technology - cho biết. 

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư - 1
ThS-BS Lê Thị Thanh Hồng, Cố vấn chuyên môn DNA Medical Technology

Chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giúp đỡ cho người bệnh giảm bớt các triệu chứng, đau đớn về thể chất và căng thẳng tinh thần khi bị chẩn đoán mắc bệnh y khoa không chữa được.

“Mục tiêu của chăm sóc giảm nhẹ không phải kéo dài cuộc sống bệnh nhân nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, để người bệnh chấp nhận sự thật, không phó mặc cuộc sống mà luôn tìm kiếm ý nghĩa của những ngày sống cuối đời trong sự thanh thản về thể xác lẫn tinh thần”, BS Hồng cho biết thêm.

Tuy nhiên, chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư cần phối hợp nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau, xử trí các triệu chứng thực thể. Đồng thời tư vấn, hỗ trợ, giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh, gia đình họ phải chịu đựng.

“Chúng ta cần thúc đẩy tuân thủ các phương pháp điều trị đặc hiệu và giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị đó. Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời”, BS Hồng lưu ý. “Cái chết là tiến trình bình thường không nên cố ý đẩy nhanh hoặc trì hoãn cái chết”.

Ngoài người bệnh, gia đình của họ cũng là đối tượng cần được chăm sóc lúc này. Cần hỗ trợ gia đình người bệnh trong thời gian người bệnh đau ốm và cả khi người bệnh qua đời. “Chăm sóc giảm nhẹ nên thực hiện phối hợp cả gia đình, bệnh viện và xã hội”, nữ bác sĩ Cố vấn chuyên môn của DNA Medical Technology nhấn mạnh.

Vì ung thư có khả năng di truyền, gia đình đã có người mắc ung thư, thì cần tầm soát nguy cơ (https://dnamedical.vn/cham-soc-toan-dien-nam) về mang gen gây bệnh. Việc tầm soát sớm sẽ giúp mỗi cá nhân thay đổi lối sống và cải thiện hành vi giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn, hạn chế khả năng ung thư. Hiện nay, việc tầm soát nguy cơ ung thư di truyền có thể thực hiện dễ dàng qua phân tích DNA bằng nước bọt.

Theo đó, sau khi phân tích DNA, DNA Medical Technology sẽ trả báo cáo di truyền với các thông tin về nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, ung thư di truyền phổ biến tại Việt Nam. Từ hiểu biết về bản thân sẽ nâng cao ý thức, cải thiện lối sống, thói quen sinh hoạt, góp phần kéo giảm nguy cơ mắc bệnh nói chung và liên quan đến di truyền nói chung. DNA Medical Technology là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ di truyền để chăm sóc sức khỏe, cuộc sống... Bên cạnh tầm soát nguy cơ bệnh tật, báo cáo di truyền có còn thể giúp hiểu hơn về tính cách, hành vi, hấp thụ dinh dưỡng, luyện tập… 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm