Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết trong mùa dịch

Sốt xuất huyết đang được báo động tăng mạnh cả ở Hà Nội, TPHCM và các tỉnh miền Tây. Hiện mỗi tuần cả nước có khoảng 1.700-1.800 người bệnh sốt xuất huyết. Hãy trang bị cho mình cách nhận biết sớm và chăm sóc bệnh để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của sốt xuất huyết

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến đầu tháng 6/2017 tại 47 tỉnh thành ghi nhận 36.437 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, cao hơn cùng kỳ năm trước hơn 200 ca. Trong đó, đặc biệt có 10 trường hợp nặng không qua được cơn nguy kịch.

Sốt xuất huyết là bệnh dễ lây truyền do virus Dengue gây ra, thường bùng phát vào đầu và cuối mùa mưa. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Sốt xuất huyết có khả năng lây lan nhanh thành dịch, bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do thời tiết, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - BV Nhi đồng 1 cho biết: “Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết, từ trẻ em, người lớn hay thậm chí cả người già. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết đang lưu hành đồng thời 4 chủng virus Dengue l2 D1, D2, D3 và D4. Một người mắc sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với chủng virus đó trong 3-4 năm. Tuy nhiên, mỗi năm chủng gây bệnh có thể thay đổi, khi đó bệnh nhân bị sốt xuất huyết rồi vẫn bị nhiễm dòng virus Dengue khác và lần sau có thể còn nặng hơn lần trước. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh”.
BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - BV Nhi đồng 1 cho biết: “Bất cứ ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết, từ trẻ em, người lớn hay thậm chí cả người già. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết đang lưu hành đồng thời 4 chủng virus Dengue l2 D1, D2, D3 và D4. Một người mắc sốt xuất huyết sẽ miễn dịch với chủng virus đó trong 3-4 năm. Tuy nhiên, mỗi năm chủng gây bệnh có thể thay đổi, khi đó bệnh nhân bị sốt xuất huyết rồi vẫn bị nhiễm dòng virus Dengue khác và lần sau có thể còn nặng hơn lần trước. Vì thế, chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh”.

Theo BS Thanh, triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết thường dễ lầm với các bệnh sốt siêu vi, viêm họng, tay chân miệng. Tuy nhiên, ngay từ khi khởi phát bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, từ 39-40 độ. Nếu người bệnh được uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt giảm nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tăng cao trở lại.

Bệnh kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da xung huyết, có thể xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ đi kèm với các biểu hiện: chân tay lạnh, người vật vã, li bì, lừ đừ, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Những trường hợp nặng, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị sốc hoặc xuất huyết nặng, suy tạng và có thể tử vong.

Khi thấy những triệu chứng trên, cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ điều trị và theo dõi. Tùy theo vào diễn tiến của bệnh, mức độ nặng nhẹ khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tại bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân ở nhà.

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Trong trường hợp có quyết định điều trị ở nhà, người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Người nhà phải chăm sóc kỹ bệnh nhân để phát hiện và cấp cứu kịp thời nếu bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.
Trong trường hợp có quyết định điều trị ở nhà, người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Người nhà phải chăm sóc kỹ bệnh nhân để phát hiện và cấp cứu kịp thời nếu bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm điều trị bệnh sốt xuất huyết, BS Thanh đưa ra những lời khuyên thiết thực về cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết:

Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Nếu sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt bằng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, nằm chỗ thoáng, chườm mát cho người bệnh.

Bên cạnh đó cần cặp nhiệt độ mỗi 4-6 giờ một lần, nếu còn sốt cao thì tiếp tục cho người bệnh uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng đối với trẻ em không vượt quá 60 mg/kg/ngày, người lớn tối đa không quá 4.000mg/ ngày. Đặc biệt chú ý không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết.

Nghỉ ngơi, uống nhiều nước: Có thể cho người bệnh uống nhiều nước có chất điện giải hoặc nước trái cây như cam, chanh, nước dừa. Nên ăn đồ loãng như cháo, súp, sữa. Nếu bệnh nhân có nôn khi uống, cần cho uống lượng nhỏ và nhiều lần.

Không ăn thực phẩm sẫm màu như đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.
Không ăn thực phẩm sẫm màu như đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Tái khám y lệnh: Một số trường hợp nhẹ, bác sĩ cho điều trị ngoại trú với yêu cầu tái khám hằng ngày, có khi tái khám nhiều lần trong ngày. Bạn cần tuân thủ theo những điều này vì nếu không theo dõi sát sao, không được chủ quan vì đã có những trường hợp bệnh trở nặng dù hết sốt. Đặc biệt, khi thấy người bệnh có các dấu hiệu lừ đừ, ói nhiều, bứt rứt, đau bụng, xuất huyết, tay chân lạnh cần đưa đến bệnh viện ngay tức thì.

“Hiện nay bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, do đó biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là tránh sự tiếp xúc với muỗi truyền bệnh. Tiêu diệt nơi muỗi đẻ trứng và diệt ấu trùng muỗi. Khi ngủ cần phải bỏ màn kể cả ban ngày, tránh những vùng thiếu ánh sáng vì đây là địa bàn ưa thích của muỗi. Ngoài ra, cần mặc quần áo dài tay, sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem chống muỗi” - BS Thanh chia sẻ.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết trong mùa dịch - 4