1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cha mẹ quá độc đoán, con dễ bị tổn thương tâm lý lâu dài

(Dân trí) - Những bậc cha mẹ độc đoán, kiểm soát quá mức về mặt tâm lý sẽ khiến con cái không hạnh phúc và bị lệ thuộc khi lớn lên.

Nghiên cứu trên hàng nghìn người Anh từ lúc thiếu niên đến khi ngoài 60 tuổi thấy rằng những người luôn bị cha mẹ kiểm soát khi còn nhỏ hoặc bị bao bọc quá mức thường không hạnh phúc và có sức khỏe tâm thần kém.

Tác động tiêu cực suốt đời tương đương với trải nghiệm của những người bị mất đi người thân.

 

Cha mẹ quá độc đoán, con dễ bị tổn thương tâm lý lâu dài - 1

Các nhà khoa học tại Trường Đại học London cho biết những bậc phụ huynh độc đoán về mặt tâm lý, không để con tự ra quyết định và không tôn trọng quyền cá nhân của con, có nguy cơ khiến đứa con bị tổn thương tinh thần đến mãi sau này

Nghiên cứu, được công bố trên tờ The Journal of Positive Psychology, đã theo dõi 5.362 từ khi sinh vào năm 1946, với 2.000 người trong số đó hoàn thành cuộc khảo sát ở độ tuổi 60.

Các đối tượng trong nghiên cứu được các thầy cô giáo theo dõi từ năm 13 đến năm 15 tuổi, và được phỏng vấn ở độ tuổi 30, 40 và 60..

TS. Mai Stafford, Phòng nghiên cứu Sức khỏe và tuổi già tại UCL, chia sẻ rằng kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều bậc phụ huynh nên điều chỉnh hành vi của mình: “Những người con mà cha mẹ thể hiện sự âu yếm và thông cảm có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn và sức khỏe tâm thần tốt hơn.

“Ngược lại, sự độc đoán của cha mẹ có liên quan với mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn và sức khỏe tâm thần kém hơn ở đứa con”.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo về tác động tâm thần tiêu cực của việc có cha mẹ độc đoán có thể tương đương với việc bị mất đi bạn bè hoặc người thân.

“Những ví dụ về sự độc đoán về mặt tâm lý bao gồm không cho phép con đưa ra quyết định, xâm phạm sự riêng tư của con và nuôi dưỡng tính lệ thuộc.

“Nếu đứa con có sự gắn bó về tình cảm vững chắc với cha mẹ, chúng có thể hình thành tốt hơn những mối quan hệ gắn bó bền vững ở tuổi trưởng thành.

“Cha mẹ cũng mang đến cho chúng ta nền tảng vững chắc để từ đó khám phá thiế giới, trong khi tình cảm ấm áp và sự thông cảm thúc đẩy phát triển sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc”

Nghiên cứu cũng thấy rằng sự chăm sóc của người cha có tác động nhiều hơn đến cuộc đời của đưa con, nhưng ở độ tuổi 40 thì sự kiểm soát về tâm lý của người mẹ là đáng kể nhất, có lẽ là vì lúc này chính bản thân nhiều đối tượng cũng đã có con.

Những người tham gia nghiên cứu cũng được hỏi về sự độc đoán của cha mẹ về mặt hành vi, bao gồm việc cha mẹ không để họ làm theo cách của mình khi còn nhỏ. Nhưng không thấy có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với mức độ nghiêm khắc hoặc dễ dãi của cha mẹ.

Những thông tin này có thể đổ thêm dầu vào cuộc tranh cãi về “mẹ hổ” – những bậc cha mẹ luôn bảo vệ và rất sát sao với cuộc sống của con, nhưng thường không biểu lộ tình cảm âu yếm hoặc sự chăm sóc.

Cẩm Tú

Theo Daily Mail