Bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh mắc phải có nguy hiểm?

Hà An

(Dân trí) - Nghệ sĩ Hoài Linh mới đây cho biết anh phát hiện mình mắc ung thư tuyến giáp vào 4 năm trước, lúc đó ung thư đã di căn. Vậy tiên lượng với ung thư tuyến giáp như thế nào, bệnh có dễ chữa?

Chia sẻ với truyền thông, Hoài Linh cho biết, hiện sức khỏe của anh vẫn ổn, chỉ còn hạn chế về giọng nói. Anh vẫn phải duy trì việc uống thuốc hằng ngày, cách 3-6 tháng đi khám tổng quát một lần.

Ở tuổi 55, nam nghệ sĩ cho biết, mình phát hiện mắc ung thư tuyến giáp từ 4 năm trước. Lúc đó, bệnh ung thư đã di căn nên anh phải tiến hành phẫu thuật và thực hiện hóa trị thêm hai lần.

Bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh mắc phải có nguy hiểm? - 1

Hoài Linh trong buổi công chiếu phim "Làm giàu với ma" (Ảnh: Ban Tổ chức).

Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết.

Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau, hay gặp là ung thư tuyến giáp thể nhú, thể tủy, thể không biệt hóa, trong đó thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn. Ung thư tuyến giáp đặc biệt là thể biệt hóa là bệnh ung thư tiên lượng rất tốt.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp

Hệ miễn dịch bị rối loạn

Đây được xem là nguyên nhân đầu tiên gây nên căn bệnh nguy hiểm này. Đối với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch sản xuất ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh.

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng đó sẽ bị suy giảm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Do đó, hệ miễn dịch bị rối loạn không chỉ là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp mà còn là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nhiễm phóng xạ

Cơ thể có thể bị nhiễm phóng xạ từ bên ngoài khi dùng tia phóng xạ để điều trị bệnh hoặc bị nhiễm vào bên trong cơ thể qua đường tiêu hóa và đường hô hấp do iod phóng xạ.

Trẻ em rất nhạy cảm với các tia phóng xạ, do đó các bậc phụ huynh nên hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với các nguồn tia phóng xạ để bảo đảm sức khỏe cho trẻ và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.

Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Sự chênh lệch này là do yếu tố hormone đặc thù ở phụ nữ và quá trình mang thai đã kích thích quá trình hình thành bướu giáp và hạch tuyến giáp.

Nhiều phụ nữ bị viêm tuyến giáp sau sinh, điều này cũng là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây suy giáp tạm thời ở phụ nữ sau thời kỳ thai nghén.

Mắc bệnh tuyến giáp

Những người bị bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác. Hoặc những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp, dù đã điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát bệnh rất cao.

Tiên lượng với bệnh ung thư tuyến giáp

Hiện nay có 3 phương pháp chính điều trị bệnh ung thư nói chung (phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa). Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị.

Trong trường hợp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân có thể được điều trị iod-131 và hormon thay thế giúp bổ sung hormon tuyến giáp duy trì hoạt động của cơ thể. Hóa chất thường ít có hiệu quả hơn trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp di căn, còn được gọi là ung thư tuyến giáp giai đoạn 4, đề cập đến ung thư đã lan từ tuyến giáp đến các vùng xa của cơ thể. Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh.

Bệnh ung thư nghệ sĩ Hoài Linh mắc phải có nguy hiểm? - 2

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (Ảnh: B.V).

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô biệt hóa) vì tiến triển chậm. Tỷ lệ sống thêm sau 10 năm từ 80 đến 90%.

Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có tiên lượng tốt nhất (ung thư biểu mô biệt hóa) vì tiến triển chậm. Thậm chí, bệnh khi đã có di căn hạch cổ hoặc di căn xa vẫn còn khả năng cứu chữa. Bệnh có thể phẫu thuật triệt căn và đáp ứng với điều trị iod-131.

Tuy nhiên, đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%. Rất may là loại ung thư này hiếm gặp.

Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), nhìn chung tiên lượng của ung thư tuyến giáp là rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45 tuổi và có u kích thước nhỏ.

Đối với bệnh nhân trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn, tiên lượng vẫn khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tái phát ở nhóm này cũng khá cao.

Tiên lượng thường không tốt đối với bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn và điều trị I-131 bổ trợ. Tuy vậy, bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài mặc dù vẫn có tâm lý nặng nề là người mang bệnh ung thư.

Một điều cũng rất quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải phối hợp với bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sau điều trị.

Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tuyến giáp

Để phát hiện sớm bệnh, chúng ta có thể dựa vào một số biểu hiện của bệnh như sau:

Khối u ở cổ

Thường đàn ông có thể nhận biết được dấu hiệu này khi cạo râu và phụ nữ khi trang điểm sẽ nhìn rõ các triệu chứng này. 

Tuy nhiên có đến 90% khối u ở cổ là lành tính nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ quan. Các khối u này sẽ gây cảm giác đau đớn khó chịu khi nuốt. Đối với khối u lành tính khi nuốt, chúng sẽ di chuyển lên xuống, điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được.

Khàn giọng

Theo Bệnh viện K (Hà Nội), với triệu chứng này, người bệnh có thể dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của viêm họng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên kiểm tra để biết chính xác tình trạng bệnh từ đó có cách khắc phục hiệu quả.

Ho mãn tính

Biểu hiện này cũng không thể chắc chắn tình trạng mình mắc phải vì thế bạn cần phải đi khám.

Nuốt khó

Khi các khối u phát triển to lên khiến cho khí quản bị chèn ép làm cho người bệnh có triệu chứng khó thở, khi nuốt cũng gặp phải những khó khăn nhất định.