Bệnh nhân dính xét nghiệm “nhân bản” đổ xô đi khám lại

(Dân trí) - Sau khi vụ việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức được phanh phui, bệnh viện đã mở một phòng khám miễn phí phục vụ riêng những bệnh nhân nghi ngờ “dính” kết quả xét nghiệm nhân bản tới khám lại.

Xếp hàng chờ khám

8h sáng ngày 14/8 khi chúng tôi có mặt tại BV Đa khoa Hoài Đức, khu vực ngồi chờ xét nghiệm đã chật cứng bệnh nhân ngồi chờ xét nghiệm máu. Bệnh viện đã bố trí riêng một phòng khám miễn phí cho bệnh nhân có thể có kết quả xét nghiệm khống từ thời gian tháng 7/2012 đến tháng 5/2013.
 
Ngay từ sáng sớm, dãy ngồi chờ xét nghiệm đã kín bệnh nhân.
Ngay từ sáng sớm, dãy ngồi chờ xét nghiệm đã kín bệnh nhân.
 
Nhiều người dân tới khám vì băn khoăn, lo lắng kết quả khám lần trước của mình bị nhân bản.
Nhiều người dân tới khám vì băn khoăn, lo lắng kết quả khám lần trước của mình bị "nhân bản".

Tại khu vực ngồi chờ xét nghiệm, người bệnh bàn tán râm ran về sụ việc vừa được phanh phui tại BV Hoài Đức. Nhiều người bệnh bày tỏ, họ đến khám lại vì sợ kết quả xét nghiệm lần trước đó là kết quả khống, không phản ánh đúng thực trạng bệnh.

Đến từ 7h30 sáng nhưng bác Nguyễn Thị Lộc (66 tuổi, xã Song Phương, huyện Hoài Đức) mãi đến 8h30 mới được lấy mẫu máu và được thông báo 3 giờ chiều có kết quả xét nghiệm.

“Tôi vốn bị tiểu đường, nên ngày đầu tháng nào cũng đi khám. Hôm nay, dù chưa đến lịch hẹn, nhưng nghe có bác sĩ bệnh viện Hà Nội về khám, rồi sợ kết quả khám của mình mấy tháng trước có thể không đúng vì bị “nhân bản” tôi mới đến khám. Thấy lạ, sao người đến khám đông thế. Lạ nữa là bình thường đi khám sáng, chỉ tầm 10 - 11 giờ được trả kết quả, lần này, lại hẹn đến 3 giờ chiều”, bác Lộc cho biết.

Tuy vậy, bác Lộc vui vẻ chờ đợi đến 3 giờ chiều, thậm chí lâu hơn, miễn là máu của mình lấy ra là để được xét nghiệm chứ không phải để bỏ đi.
 
Trong thời gian ngồi đợi khám, nhiều người băn khoăn, xem kỹ các phiếu xét nghiệm


Trong thời gian ngồi đợi khám, nhiều người băn khoăn, xem kỹ các phiếu xét nghiệm


Trong thời gian ngồi đợi khám, nhiều người băn khoăn, xem kỹ các phiếu xét nghiệm
Trong thời gian ngồi đợi khám, nhiều người băn khoăn, xem kỹ các phiếu xét nghiệm trước đó, so sánh có sự khác biệt về chỉ số hay không.

Chia sẻ về vụ việc xảy ra tại BV Hoài Đức, bác Lộc bức xúc nói: “Con hư là tại mẹ, mẹ không dạy nổi con. Nhà dột từ nóc mà xuống. Để ra chuyện tày đình như thế này, chưa nói chứng cứ đưa ra đúng - sai do ai, giám đốc phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm”.

Cháu Bùi Bình (15 tháng tuổi, Hoài Đức) cũng được mẹ đưa tới viện khám vì bé ho, sốt. “Nghe vụ việc “nhân bản” kết quả, tôi cũng lo cho con lắm. Những lần khám trước, không biết có bị trả xét nghiệm khống không? Không biết con tôi có bị kê nhầm thuốc không? Có ảnh hưởng đến bé sau này hay không? Tôi rất sợ, nhưng con nhỏ, lại hay ốm đau, hầu như tháng nào cũng phải tới viện một lần, không có điều kiện ra Hà Nội khám. Tôi chỉ mong, mọi việc được sáng tỏ rồi, bệnh viện thực hiện khám bệnh cho quy củ, đừng để người bệnh chúng tôi đã ốm lại thêm đau, thêm hoang mang, lo lắng”, mẹ bé Bình chia sẻ.

Cũng đến xét nghiệm lại tại BV Đa khoa Hoài Đức, chị Nguyễn Thị Thu (xã Kim Chung) rất băn khoăn về kết quả xét nghiệm của mình. Bởi mấy tháng trước, khi đi khám tại BV Đại học Y, chỉ số acid uric cao (bệnh gout), sau khi điều trị chỉ số này giảm từ 608 xuống 487. Tháng 5 vừa rồi, chị đi xét nghiệm tại BV Đa khoa Hoài Đức, chỉ số này lại chỉ trên 200, dưới ngưỡng mắc bệnh.

“Tôi băn khoăn lắm, như thế là sao, chẳng lẽ tôi không mắc bệnh gout. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm mới để so sánh”, chị Thu nói.

Bác Đỗ Thị H (57 tuổi ở phố Lai Xá, Hoài Đức) cũng bị tiểu đường, tháng nào cũng phải đi xét nghiệm. Trước đó, cả 5 lần xét nghiệm ở BV này đều cho kết quả tôi bị tiểu đường và men gan cao và phải dùng thuốc tiểu đường. Tuy nhiên khi uống thuốc, bác luôn có hiện tượng vã mồ hôi, chân tay bủn rủn đến nỗi đứng không vững. Vì thế, bác đã lên BV Bạch Mai khám, bác sĩ cũng nói bác phải theo dõi tiểu đường tuýp 2 nhưng chưa phải dùng thuốc và cũng phải xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Thế nên hôm nay, nghe nói có bác sĩ ngoài Hà Nội về khám, tôi mới đến xét nghiệm.

“Cũng hi vọng, từ nay ở đây, họ làm ăn quy củ. Chứ những người bệnh mãn tính như chúng tôi, tháng nào cũng phải đi Hà Nội kiểm tra thì vất vả quá. Hôm nay chúng tôi ngồi chờ khám có lâu, nhưng cũng vui lắm. Có lâu tức là làm kỹ, chứ không phải ào ào, khám khống như trước kia”, bác H tâm sự.

Rà soát, chấn chỉnh toàn ngành y tế

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc ở BV Hoài Đức, Sở Y tế đã chỉ đạo các BV phải tự kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hoạt động của mình, ở tất cả các khâu thuộc quản lý của BV chứ không chỉ riêng xét nghiệm. Sở Y tế cũng thành lập các đoàn kiểm tra do các phòng chuyên môn và Thanh tra của Sở chủ trì đi tiến hành kiểm tra lại tại các BV này để kịp thời chấn chỉnh. Tại BV Đa khoa Hoài Đức, Sở Y tế cũng yêu cầu ban Giám đốc phải nhanh chóng chấn chỉnh, nhanh chóng ổn định tinh thần, tâm lý của các cán bộ nhân viên y tế, duy trì hoạt động khám chữa bệnh bình thường cho người dân.

Chia sẻ quan điểm về việc bảo vệ cá nhân dũng cảm đứng lên tố cáo sao phạm, ông Hiền khẳng định: “Họ dám dũng cảm đứng lên tố cáo sai phạm, xứng đáng được khen thưởng và được bảo vệ an toàn tuyệt đối”.
 
Lượng bệnh nhân đến khám, xét nghiệm đã ổn định với khoảng 200 người bệnh/ngày.


Lượng bệnh nhân đến khám, xét nghiệm đã ổn định với khoảng 200 người bệnh/ngày.
 
Lượng bệnh nhân đến khám, xét nghiệm đã ổn định với khoảng 200 người bệnh/ngày.
Lượng bệnh nhân đến khám, xét nghiệm đã ổn định với khoảng 200 người bệnh/ngày.

Ông Đoàn Thịnh Trường, Phó giám đốc BVĐK Hoài Đức Hiện cho biết, tại BV đã lập một phòng khám miễn phí dành riêng cho các bệnh nhân có khám, xét nghiệm tại bệnh viện trong giai đoạn từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2012. Sau vụ việc, người dân cũng đã ổn định tâm lý, bác sĩ thì được hỗ trợ thêm từ các bệnh viện từ thành phố xuống nên hoạt động khám chữa bệnh đã trở về bình thường, lượng bệnh nhân khám ổn định, trung bình 200 ca/ngày.

Sau sự cố, bệnh viện cũng đã họp rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hoạt động của toàn bệnh viện. Theo đó, bệnh viện yêu cầu các trưởng Khoa phòng chị trách nhiệm trước Ban giám đốc, trước pháp luật về các việc làm sai nếu có xảy ra; có tránh nhiệm thường xuyên kiêm tra việc tuân thủ các quy trình chuyên môn tại Khoa phòng, mỗi cá nhân cũng tự chịu trách nhiệm về việc tuân thủ quy định chuyên môn của mình.

Bài và ảnh: Hồng Hải