1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh lao “tấn công” chị em văn phòng

Nhiều người vẫn nghĩ lao là bệnh chỉ còn ở các vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, ngay giữa thủ đô, căn bệnh này vẫn đang tấn công, thậm chí có xu hướng tăng ở đối tượng phụ nữ tri thức, có cuộc sống khá.

BS Cúc Hương khám và tư vấn cho một bệnh nhân mắc lao là nhân viên văn phòng.

BS Cúc Hương khám và tư vấn cho một bệnh nhân mắc lao là nhân viên văn phòng. 

 

Bất ngờ mắc lao

 

Một sáng đầu năm 2014, khoa Khám bệnh - BV Phổi Hà Nội, BS khám bệnh đã gọi đến số 100 mà người chờ đến lượt vẫn còn khá đông. Bác sĩ Chu Thị Cúc Hương - Phó trưởng khoa Khám bệnh - khám và tư vấn cho bệnh nhân Hoàng Thị Tuyết M. (22 tuổi, khu tập thể Nam Đồng, Q. Đống Đa) vừa sinh con được 10 tháng, nhưng thường bị ho tức ngực, có đờm, sốt kéo dài, khó thở và tràn dịch màng phổi, Bệnh nhân tiếp theo là một nữ sinh viên năm thứ 2 ĐH Kinh tế quốc dân, ở trọ 5 người/phòng tại khu vực phường Bách Khoa. Bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm kéo dài, sốt cao... tự uống kháng sinh qua nhiều đơn thuốc, nhưng không khỏi. Đến khám, cô mới biết đã bị lao.

 

BS Cúc Hương cho biết: Gần đây, một bộ phận nữ văn phòng bị mắc bệnh lao có chiều hướng tăng. Nếu so với cơ cấu bệnh tật trước đây, bệnh lao “tấn công” phụ nữ lao động vất vả, thể lực yếu, dinh dưỡng không đầy đủ... thì nay, đã chuyển hướng sang phụ nữ trí thức. Hầu hết họ đều không hiểu lý do mắc phải căn bệnh này? BS Cúc Hương giải thích: Nữ làm văn phòng có công việc, điều kiện sống tốt, nhưng lại làm việc trong phòng điều hòa cả buổi, áp lực công việc, chế độ dinh dưỡng kiêng kem quá mức... Đó là những tác nhân gây bệnh lao ở nữ giới và đặc biệt, bệnh lao dễ mắc ở phụ nữ có các bệnh mãn tính kèm theo như đái tháo đường, suy gan, thận...

 

Các chị em cũng cần lưu ý là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dễ nhiễm lao hơn các lứa tuổi khác. Đó là do sự thay đổi trong các nội tiết tố oestrogen, progesteron... và sự thay đổi của cơ thể để nuôi thai nhi khiến cho việc “đề kháng” của cơ thể kém hơn, tạo môi trường cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động.

 

Mỗi ngày, BV Phổi Hà Nội ghi nhận 6 bệnh nhân lao dương tính, trong đó có 3-4 bệnh nhân lao có vi khuẩn lao trong đờm. Trung bình 8- 9 ngày có 1 người chết do lao. Đáng chú ý, số người mắc lao tập trung ở độ tuổi lao động (từ 18 - 45 tuổi) và phụ nữ chiếm 1/3 trong đó. Theo BS Vũ Cao Cương – PGĐ BV Phổi Hà Nội: “Khi bị ho kéo dài, nhiều chị em lại cố gắng chịu đựng, không dám đi khám vì sợ tốn kém. Hoặc lúc có bệnh thì lại sợ bị xa lánh, kỳ thị nên giấu bệnh, khiến bệnh càng nặng hơn”.

 

Kháng thuốc - rào cản lớn

 

Rào cản lớn nhất trong chống lao tại cộng đồng chính là bất hợp tác của người bệnh và người nhà. Bà Đỗ Thị Mai - tình nguyện viên ở xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm - vào gia đình có người nghi nhiễm lao đã không ít lần bị từ chối, thậm chí có gia đình nhác thấy đã nói tránh bệnh nhân đi vắng. Thậm chí, ngay người nhà của các tình nguyện viên đã phản đối vì sợ bị lây nhiễm bệnh lao cho người thân của mình... Chính vì không hiểu về bệnh nên ngay cả khi đã uống thuốc điều trị, nhiều người không tuân thủ hoặc bỏ thuốc.

 

Thực tế này ở Hà Nội và cũng là nỗi lo chung của các BS làm công tác chống lao. Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là lao kháng đa thuốc. Tổ chức Y tế thế giới nhận định: VN là một trong những quốc gia có gánh nặng lao kháng thuốc cao. Tại VN, tỉ lệ lao kháng thuốc tăng lên là 32,5% kháng một vài thuốc và 2,3% kháng đa thuốc... Không ít người bệnh dùng thuốc chống lao vài tháng, thấy khỏe hơn đã ngừng uống thuốc. Khi kháng thuốc thì bệnh không thể chữa khỏi nữa.

 

Theo Khánh Vân

Lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm