Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng
<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Australia</st1:country-region></st1:place> cho biết những sản phụ gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ luôn gặp một số vấn đề trong tuần đầu tiên sau khi sinh và thường sớm cai sữa cho bé. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></P>
Thủ phạm là chất fentanyl trong thuốc gây tê ngoài màng cứng. Chất này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho việc thiết lập mối qua hệ nuôi con bằng sữa mẹ.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 1.300 phụ nữ sinh con từ năm 1997 đến nay với 416 trường hợp gây tê ngoài màng cứng; 172 trường hợp sinh mổ, còn lại là sinh thường, không dùng các biện pháp giảm đau.
Có 93% phụ nữ đã gặp vấn đề về việc cho con bú trong tuần đầu tiên. Những người này được gây tê ngoài màng cứng. Họ cũng thường cai sữa mẹ cho con trong 6 tháng đầu so với những người không dùng bất kỳ biện pháp giảm đau nào.
Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Siranda Torvaldsen giải thích: “Có thể việc phụ nữ không chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay sinh mổ luôn được chuẩn bị tâm lý tốt hơn, kiên trì với việc cho con bú mẹ hơn.
Ngoài ra rất nhiều phụ nữ chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng vẫn không thể chịu đựng được các cơn đau dù nhẹ hơn và qtiếp tục sinh mổ, gây khó khăn cho quá trình tiết sữa mẹ do phải dùng nhiều loại thuốc và cơ thể người mẹ phải chống chọi với vết mổ.
Tất nhiên, chúng tôi không phủ nhận những lợi ích mà phương pháp gây tê ngoài màng cứng mang lại”.
Hiện có khoảng 20% phụ nữ Anh thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ và sinh bé. Các chuyên gia Anh cho biết nghiên cứu của tạp chí Bú mẹ quốc tế là rất thú vị nhưng các bà mẹ cũng không nên lo lắng quá.
Hà Phương
Theo BBC