An toàn vệ sinh thực phẩm khi mang thai
(Dân trí) - Thức ăn sẵn và các loại thịt gia cầm luôn ẩn chứa vi khuẩn listeria (gây sẩy thai hay sinh non hoặc trẻ sơ sinh mắc bệnh nhiễm trùng). Hải sản luôn là nơi trú ngụ lý tưởng của sán xơ mít. Vậy các bà bầu cần lưu ý những gì?
Cẩn thận với gia cầm và thức ăn sẵn
Các loại vi khuẩn họ listeria này là nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh non và tình trạng nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Nó có các biểu hiện giống như cảm cúm với các triệu chứng: đau nhức, viêm họng, sốt cao. Tuy nhiên, ở một số người biểu hiện thường không rõ và vì vậy họ không biết được mình đang nhiễm bệnh. Nếu người mẹ bị mắc bệnh trong những tuần đầu mang thai, đứa trẻ sinh ra cũng có thể bị bệnh.
Các thực phẩm nên tránh:
- Bánh mì kẹp thịt và thịt chín sẵn
- Phô mai mềm
- Thịt xay sẵn hay pate
- Hải sản hun khói.
- Sữa không tiệt trùng.
- Nộm, gỏi |
- Đựng từng loại thực phẩm trong các túi hay hộp chuyên dụng. Lưu ý là quá trình vận chuyển không có sự hỗ trợ của thiết bị làm lạnh sẽ làm các vi khuẩn sinh sôi rất nhanh.
- Duy trì nhiệt độ trong tủ lạnh từ 0 - 4oC.
- Luông dùng các thực phẩm “trước hạn cuối cùng” vì nếu như có sự xâm nhập của vi khuẩn thì chúng cũng chưa thể sinh sôi đến mức độ nguy hiểm.
- Tuân thủ theo chỉ dẫn về nhiệt độ khi nấu. Vì vi khuẩn listeria không thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp nên đun sôi là điều kiện cần thiết. Nếu dùng lò viba, quá trình gia nhiệt cần dần dần và nên kiểm tra công suất cũng như nhiệt độ món ăn. Luôn tuân thủ hướng dẫn về thời gian hay việc đảo thực phẩm để món ăn được chín đều.
- Món ăn cần phải nóng khi ăn.
Lưu ý: Bệnh Listeriosis rất hiếm gặp, tỉ lệ mắc chỉ khoảng 1/20.000 thai phụ nhưng một khi mắc bệnh, bạn sẽ phải dùng kháng sinh đặc trị để tránh lây sang thai nhi. Bệnh có thể phát hiện qua xét nghiệm máu và nước tiểu.
Lưu ý với hải sản
Cua hấp, cá trình nướng là những món ăn rất bổ cho thai phụ.
Với các loại gỏi hải sản, bạn cần lưu tâm: Các loại gỏi hải sản dù tươi rói cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng bởi nó có thể bị nhiễm các động thực vật ký sinh như sán xơ mít, mà nếu ký sinh trong cơ thể, nó sẽ “cướp” sạch dưỡng chất của thai nhi. Ướp lạnh hay nấu chín có thể tiêu diệt các loại sán xơ mít. Vì thế mà các nhà hàng ở Nhật thường làm sushi từ cá đông lạnh hơn là cá tươi. Bạn cũng có thể hỏi nhà hàng để biết chính xác nguồn cá được dùng để làm sushi.
Hàu và các loài sò cũng nên hạn chế trừ khi chúng được nấu chín kỹ và được ăn ngay tại chỗ. Bởi các loại động vật có vỏ này luôn ẩn chứa các vi khuẩn và vi rút gây hại. Chúng chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao.
Khi nấu hải sản tại nhà, bạn nên nấu ở nhiệt độ tối thiểu là 63oC trong 15 giây. Nếu bạn không có nhiệt kế, những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn biết chính xác xem hải sản đã thực sự an toàn chưa:
- Đối với cá: Nên lạng mỏng từng lát thịt cá. Nấu trong 3 - 4 phút cho đến khi miếng cá rắn lại, thịt chuyển màu trắng đục.
- Các loại tôm chuyển màu đỏ sau khi gia nhiệt, thịt có màu trắng đục. Các loại sò có màu trắng sữa.
- Đối với các loại trai, hàu, khi vỏ của nó mở ra là đã chín. Loại bỏ tất cả những con vẫn đóng miệng sau khi đã gia nhiệt vừa đủ.
- Khi dùng lò viba để chế biến hải sản, hãy đảo món ăn vài lần để đảm bảo chín đều. Sau khi lấy món ăn ra khỏi lò, cần dùng nhiệt kế để xem nhiệt độ trong món ăn đã đảm bảo chưa.
Thu Trang
Theo BC