Ăn sữa chua vào mùa lạnh có gây viêm họng?
(Dân trí) - Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vì luôn cần được bảo quản lạnh, sữa chua thường bị gắn nhãn gây viêm họng. Đây chỉ là vấn đề tâm lý chứ không có cơ sở khoa học.
Cuối năm giao mùa với thời tiết đột ngột chuyển lạnh, dễ mưa phùn nửa cuối mùa đông, là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu.
Vậy nên, đây là thời điểm nhiều gia đình cân nhắc lại chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, ăn uống phù hợp. Một xu hướng dễ thấy khi giao mùa là các mẹ sẽ hạn chế cho cả nhà sử dụng thực phẩm lạnh như kem, trái cây, nước lạnh… vì sợ gây viêm họng, cảm lạnh.
Xu hướng này cũng dẫn đến việc nhiều mẹ vô tình bỏ qua một số loại thực phẩm khác tốt cho sức khỏe như trái cây giàu vitamin, sinh tố, cả sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch cho cơ thể trong khẩu phần ăn hàng ngày cho gia đình.
Thực tế này xuất phát từ quan điểm, sữa chua là loại thực phẩm được xếp vào nhóm lạnh, cần phải hạn chế để không bị cảm lạnh hay viêm họng.
Tăng cường sức đề kháng tự nhiên trong mùa đông cùng sữa chua
Theo PGS.TS. bác sĩ Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua là món ăn giúp tăng cường kháng thể tự nhiên hữu ích cho hệ miễn dịch, đặc biệt vào mùa đông. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng có khoảng 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường ruột, và sữa chua không chỉ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu, mà còn giúp khỏe tiêu hóa, từ đó tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Bác sĩ Lâm chia sẻ: "Vì luôn cần được bảo quản lạnh, sữa chua thường bị gắn nhãn gây viêm họng. Đây chỉ là vấn đề tâm lý chứ hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Mặt khác, lượng ăn vào từng thìa nhỏ sữa chua, về trọng lượng thì không đáng kể so với trọng lượng cơ thể, vậy nên sẽ không ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt cũng như ảnh hưởng hay kích ứng, viêm vùng hầu họng".
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm chia sẻ thêm, trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết trở lạnh, mầm bệnh có hại có điều kiện sinh sôi và lây lan nhanh hơn, đặc biệt là đối với trẻ em có hệ miễn dịch yếu và ông bà có hệ miễn dịch suy giảm khi tuổi càng lớn, là nhóm dễ mắc các vấn đề về đường hô hấp nhất. Sữa chua, ngoài việc tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, còn có thể hỗ trợ giảm cơn đau rát khi viêm họng. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là chìa khóa tạo nên đề kháng vững vàng.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc ăn sữa chua vào mùa đông không gây cảm lạnh hay viêm họng. Ngược lại, khả năng bị cúm mùa hay các bệnh liên quan của trẻ ăn sữa chua mỗi ngày thấp hơn 19% so với trẻ không được ăn sữa chua.
Vì vậy, vì tâm lý ngại thực phẩm lạnh trong mùa đông, mà nhiều gia đình đã vô tình bỏ quên một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao - sữa chua, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Vậy nên ăn sữa chua vào mùa đông như thế nào?
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa và góp phần giúp cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ vững vàng. Tuy nhiên, các gia đình nên ăn sữa chua như thế nào trong mùa lạnh để đạt được lợi ích sức khỏe tối ưu?
Với tâm lý sợ ăn đồ lạnh trong mùa đông, nhiều gia đình thường chọn cách ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo rằng thói quen này có thể làm biến chất thành phần sữa chua và ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng sản phẩm.
"Đối với trẻ em và người lớn tuổi nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, mẹ nên bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh thay vì ngăn đông, lấy sữa chua để ra ngoài ở nhiệt độ phòng khoảng 15-20 phút. Cách này sẽ giúp giữ nguyên các chất dinh dưỡng và men vi sinh có lợi trong sữa chua.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với trái cây, còn ông bà ăn cùng với các loại hạt, ngũ cốc, gừng tươi… để bổ sung đủ dinh dưỡng và góp phần tăng cường thêm sức đề kháng. Lưu ý khi ăn thì dùng từng muỗng nhỏ và chậm, để hệ thống điều nhiệt tại miệng (nước bọt, dịch tiêu hóa, niêm mạc…) đảm bảo nhiệt độ thấp của sữa chua không kích ứng răng và hầu họng", bác sĩ Nguyễn Thị Lâm khuyến nghị.
Bên cạnh cách sử dụng, việc lựa chọn sữa chua chất lượng, phù hợp với khẩu vị gia đình cũng rất quan trọng. Một trong những thương hiệu hàng đầu được lòng người dùng Việt là sữa chua Vinamilk.
Không chỉ mang đến đa dạng hương vị thơm ngon để các gia đình lựa chọn, sữa chua Vinamilk còn được lên men từ khoảng 12 triệu đơn vị men Lactobacillus Bulgaricus châu Âu giúp khỏe tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Các mẹ có thể cho gia đình sử dụng trực tiếp sữa chua Vinamilk hoặc biến tấu linh hoạt nhiều công thức như kết hợp với trái cây nhiều vitamin C, rau củ để làm sinh tố, salad giúp bữa ăn thêm đa dạng và ngon miệng hơn.
Mỗi ngày một hũ sữa chua như lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp cả gia đình củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tạo nên hàng rào phòng thủ vững chắc cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật ngay cả trong thời điểm nhạy cảm như giao mùa hay chuyển đông.