Ăn mặn: “Thủ phạm” gây viêm họng

Để bảo vệ đường hô hấp, nhiều người đã không ăn lạnh, không ăn cay nhưng vẫn vị viêm. Lúc này bạn nên xem những thức ăn của gia đình mình có mặn quá không. Các khảo sát về vấn đề này cho thấy, khoảng 25% số người bị viêm họng mãn tính là hay ăn mặn.

Buổi sáng mùa thu, lúc ngủ dậy nhiều người thường cảm thấy đau rát cổ họng, ho, những triệu chứng này có thể là do bị viêm họng.

 

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng thường là do viêm, nhiệt và khô, trong mùa thu khô hanh, sức đề kháng kém nên rất dễ bị bệnh.

 

Để bảo vệ đường hô hấp, nhiều người đã không ăn lạnh, không ăn cay nhưng vẫn vị viêm. Lúc này bạn nên xem những thức ăn của gia đình mình có mặn quá không. Các khảo sát về vấn đề này cho thấy, khoảng 25% số người bị viêm họng mãn tính là hay ăn mặn.

 

Thói quen ăn mặn sẽ giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi nảy nở trong đường hô hấp. Ngoài ra, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, dẫn đến sức đề kháng kém, nhân cơ hội này các loại vi trùng sẽ xâm nhập dẫn đến viêm họng.

 

Vì vậy, trong mùa thu và mùa đông, khi nấu nướng nên giảm lượng muối, ăn nhiều thức ăn tươi. Ngoài ra, không nên ăn những thức ăn cay, ăn ít những thức ăn rang như hạt dưa, lạc, vì những thứ này vừa mặn lại vừa khô, rất dễ gây viêm họng.

 

Khi bị viêm họng, nên ăn nhiều thức ăn giàu chất vitamin B như gan động vật, các loại sữa, đỗ. Các thức ăn này có lợi cho việc làm lành vết thương, đồng thời tiêu viêm niêm mạc đường hô hấp. Ăn nhiều những thức ăn có chất keo như móng giò, bì lợn, gân, cá, hải sản... cũng có lợi cho việc làm lành chỗ viêm họng mãn tính.     

 

Theo BS Lê Văn Chất

Gia đình & Xã hội

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả