1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

5 tuyệt chiêu ăn đồ ngọt mà không sợ béo

(Dân trí) - Đồ ngọt điểm tâm, hay những hoa quả nhiều đường luôn là “bạn đồng hành” của phái nữ. Tuy vậy, họ luôn phải đối mặt với nỗi ám ảnh về cân nặng. Giải pháp nào để vừa có thể ăn đồ ngọt thỏa thích lại không phải phiền não đến số đo các vòng?

5 tuyệt chiêu ăn đồ ngọt mà không sợ béo - 1


 

1. Không ăn đồ ngọt khi “bụng rỗng”

 

Khi bụng trống rỗng, khả năng hấp thụ nhiệt lượng lên tới đỉnh điểm. Điều đó giải thích tại sao lúc đói bạn lại có thể ăn vượt năng suất để thỏa mãn cơn đói của mình. Đó là nguyên nhân chính khiến cân nặng đột ngột tăng.

 

Điều này cũng là một minh chứng khoa học cho việc người Trung Quốc, Nhật Bản thường có những món điểm tâm (đồ ngọt) vào sau bữa ăn chứ không phải lúc bụng đang đói cồn cào.

 

Lúc đói, bạn có thể “ăn đệm” chút thực phẩm có nhiệt lượng thấp như bánh mỳ, hoặc một số loại quả ít tính axit, sau đó mới là bữa ăn chính. Cách làm này sẽ giúp phần nào “bù đắp” nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể, bạn sẽ không thấy thèm ăn và ăn ít đi, hạn chế lượng chất béo đưa vào cơ thể.

 

2. Không ăn vào buổi tối

 

Ăn đồ ngọt vào buổi tối, ngay sau đó lại đi ngủ là cách làm thiếu khoa học. Buổi tối cơ thể ít vận động, lượng đường trong đồ ngọt sẽ bị dư thừa và chuyển hóa thành chất béo, làm dày các mô mỡ. Tăng cân là điều khó tránh khỏi.

 

3. Ăn miếng nhỏ, chậm rãi

 

Ăn đồ ngọt càng nhanh, càng nhiều thì lượng đường trong máu càng tăng nhanh, năng lượng vì thế mà cũng khó bị tiêu hao hơn, từ đó tích tụ chất béo trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.

 

Ăn miếng nhỏ, chậm rãi vừa có lợi cho tiêu hóa lại vừa hạn chế tỷ lệ chuyển hóa thành chất béo tích tụ trong cơ thể.

 

4. Không ăn đồ ngọt sau khi lao động mệt mỏi

 

Cần tránh ăn đồ ngọt sau khi lao động mệt mỏi. Bởi nó sẽ làm mất lượng lớn vitamin B để chuyển hóa đường thành năng lượng hữu ích cung cấp cho cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

 

5. Ước tính lượng calo trong đồ ngọt

 

Nếu bạn đang có ý định giảm cân mà vẫn không thể “tạm biệt” với đồ ngọt, trước khi ăn, hãy tự ước lượng calo sẽ nạp vào cơ thể cũng như thành phần dinh dưỡng được ghi trên bao bì sản phẩm, từ đó xác định lượng ăn hợp lý.

 

Mức chuẩn: mỗi ngày khoảng 150-200 calo cho những đối tượng ít vận động, 250-300 calo cho những người hoạt động nhẹ nhàng và khoảng từ 400-500 calo cho những đối tượng thường xuyên vận động.

 

Phạm Hằng

Theo QL

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm