1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

4 "hiểm họa" với đôi chân

Cả ngày phải làm việc cật lực để nâng đỡ cơ thể, đôi chân của bạn đang phải chịu nhiều "thử thách". Đó là tình trạng sưng tế bào cellulite, da kém đàn hồi, khô da, nặng chân.

Bệnh sưng tế bào cellulite (tập trung vào phần trên của đùi)

 

Nguyên nhân: Đây là nơi tập trung mỡ dự trữ của cơ thể. Do nguyên nhân về hoóc môn hoặc do bạn ít vận động, mỡ tích tụ và đọng lại ở phần đùi, rất khó "giải quyết". Cần phải làm lưu thông mạch máu, kích thích tuần hoàn để loại bỏ lớp mỡ thừa khó chịu này.

 

Giải pháp: Hãy tập và thực hiện các động tác massage dành cho phần đùi, chân. Đi bộ và đạp xe cũng rất tốt nếu bạn muốn tìm lại một đôi chân thon thả. Ngoài ra, bạn có thể dùng kem làm gầy dành riêng cho bệnh sưng tế bào (chân to).

 

Da đàn hồi kém (tập trung ở vị trí mặt trong da đùi)

 

Nguyên nhân: Vì da vùng đùi rất mỏng nên các tế bào có xu hướng đàn hồi kém, chóng nhão da. Sự lên, xuống cân đột ngột cũng khiến da bạn chảy xệ.

 

Giải pháp: Hằng ngày, bạn nên thoa kem chống lão hóa và nhão da dành riêng cho chân để giúp săn chắc da và phục hồi chức năng của tế bào.

 

Khô da (tập trung ở phần mặt trước của bắp chân)

 

Nguyên nhân: Do các tuyến bã nhờn của bắp chân bị rạn nứt nên gây cho bạn cảm giác khó chịu và da chân trở nên khô, thô ráp.

 

Giải pháp: Bạn hãy dùng bình (hoặc vòi sen) xịt nước vào phần bắp chân giúp lưu thông máu ở phần này. Thoa kem dưỡng da đều đặn để loại bỏ lớp tế bào chết, nuôi dưỡng biểu bì.

 

Sưng phần cổ chân (bệnh nặng chân)

 

Nguyên nhân: Cứ 3 phụ nữ thì có một người mắc chứng nặng chân. Nguyên nhân là do lưu thông máu ở chân không được tốt.

 

Giải pháp: Thực hiện các động tác massage thường xuyên từ các ngón chân lên gối. Bạn có thể uống thêm các thuốc trị bệnh về mạch máu.

 

Theo Quốc Tế Thị Trường Tiêu Dùng