3 cách ngăn ngừa các bệnh răng miệng
(Dân trí) - Răng, đặc biệt là các răng hàm luôn có rất nhiều khe nứt trên bề mặt. Các mảng bám dễ dàng hình thành từ việc tích tụ tại các khe nứt này trong khi việc dùng bản chải đánh răng không thể làm sạch. Kết quả là hình thành nên những lỗ sâu răng.
1. Trám kín các vết nứt
Trám kín các vết nứt trên bề mặc răng bằng nhựa thông đặc biệt là cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả.
Việc trám nhựa thông thông ra ngoài còn có tác dụng bảo vệ men răng, chống hình thành mảng bám.
Việc trám nhựa thông lên răng thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, khi đã mọc những chiếc răng hàm vĩnh cửu. Sau khi trám răng, cùng với việc đánh răng đều đặn, có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, đôi khi ăn vào tới tủy răng, làm chết răng.
Việc trám răng này rất dễ dàng và hoàn toàn không gây đau đớn. Nó cũng hoàn toàn không ảnh hưởng tới bất kỳ răng nào. Các công đoạn để trám răng bao gồm làm sạch răng, điều trị các chỗ sâu, làm khô và trám nhựa thông lên.
2. Chất Florua
Florua mang lại những tác dụng sau:
- Giảm sự ăn mòn men răng do axit.
- Giảm sự hình thành axit do vi khuẩn sinh ra.
- Hỗ trợ những khu vực mà men răng đã bị mòn bởi axit.
Các nguồn floura
Nước máy là một trong những nguồn chứa florua phổ biến nhất. Lượng florua tự nhiên tập trung nhiều trong nước máy thường được duy trì ở mức có lợi nhất cho sức khỏe răng miệng. Đưa florua vào nước luôn nằm trong chương trình chăm sóc răng miệng quốc gia với sự hỗ trợ của các tổ chức trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO)
Các thực phẩm như trà xanh tươi và hải sản cũng rất giàu florua.
Các loại sản phẩm chăm sóc răng như kem đánh răng, nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa đều chứa 1 lượng florua nhất định.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh răng với kem đánh răng chứa florua hằng ngày sẽ giúp giảm 30% các bệnh liên quan tới răng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng florua thấp và liều lượng cho mỗi lần đánh chỉ nên nhỏ bằng 1 hạt đậu. Nếu nuốt vào bụng quá nhiều florua sẽ gây hại cho men răng, thậm chí có thể làm răng mọc “bướu”. Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng nước súc miệng chứa florua để tránh nguy cơ nuốt vào bụng.
3. Kiểm tra răng định kỳ
Các bệnh răng miệng như các bệnh về lợi mà không có triệu chứng rõ ràng càng phát hiện sớm càng tốt. Tuy nhiên, các nha sĩ lại hoàn toàn có thể phát hiện ra điều này khi kiểm tra răng. Kiểm tra thường xuyên còn giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nghiêm trọng khác như ung thư vòm họng.
Vậy thì bao lâu nên kiểm tra răng 1 lần? Tốt nhất là nên 2 lần mỗi năm.
Nhân Hà
Theo PB